LHQ sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai toàn cầu

Liên hợp quốc ngày 7/11 đã công bố kế hoạch 5 năm xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm có quy mô toàn cầu đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan đe dọa tính mạng con người và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết kinh phí xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nêu trên ở mức khoảng 3,1 tỷ USD.
Theo ông, với tốn phí chưa tới 50 cent/người, đây là mức chi phí rất thấp cho những phương pháp đã được chứng minh có thể cứu sống hàng triệu sinh mạng.
Tổng Thư ký Guterres nêu rõ ông kêu gọi thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để trong vòng 5 năm "mỗi người dân trên Trái Đất đều được bảo vệ," trong đó ưu tiên hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất.
Báo cáo khoa học cho thấy ngay cả khi các hình thái thời tiết đang trở nên khó lường và khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu hiện nay, vẫn còn tới 50% số quốc gia trên thế giới thiếu các hệ thống cảnh báo sớm tiên tiến.
Theo Liên hợp quốc, tại các quốc gia thiếu thốn cơ sở hạ tầng, tỷ lệ tử vong do thiên tai cao hơn 8 lần so với các quốc gia được trang bị đầy đủ. Hệ thống cảnh báo sớm được ứng dụng để dự báo lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, lốc xoáy hoặc các thảm họa khác, qua đó các chính phủ có thể lập kế hoạch giảm thiểu những tác động bất lợi của hiện tượng tự nhiên.
Giám đốc Tổ chức Khí tượng thế giới Petteri Taalas khẳng định: “Cảnh báo sớm sẽ cứu mạng người và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Chỉ cần thông báo trước 24 giờ về một diễn biến thời tiết nguy hiểm sắp xảy ra là có thể giảm 30% thiệt hại sau đó."
Trong khi đó, Ủy ban toàn cầu về thích ứng đánh giá rằng chỉ cần chi 800 triệu USD cho các hệ thống cảnh báo sớm ở các nước đang phát triển là có thể giảm thiểu thiệt hại do thiên tai từ 3-16 tỷ USD mỗi năm./.
Các phái đoàn của Nga và Mỹ đã tới thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự vòng đàm phán mới.
Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.
Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.
Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.
12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.
0