“Khát vọng thống nhất” tái hiện lịch sử hào hùng dân tộc
Chương trình được thực hiện tại các điểm cầu: Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Hầm chỉ huy tác chiến T1 (Thủ đô Hà Nội), cầu Hiền Lương, Cột cờ giới tuyến (tỉnh Quảng Trị), Trại Davis (thành phố Hồ Chí Minh).
Chương trình “Khát vọng thống nhất” giúp khán giả hồi tưởng lại những thời khắc lịch sử của dân tộc với khát vọng thống nhất đất nước. Trong chương trình, khán giả được xem lại những thước phim tài liệu cùng nhiều câu chuyện đầy cảm động của các nhân vật lịch sử. Đó là câu chuyện về những con người sống dọc bờ sông Bến Hải với nỗi đau chia cắt ở hai bên chiến tuyến; hay câu chuyện những cán bộ trong Trại Davis luôn xác định tinh thần, dẫu phải hy sinh vẫn tiếp tục bám trụ để giành chiến thắng trên mặt trận ngoại giao. Đó còn là câu chuyện được kể ở hầm chỉ huy tác chiến T1 (tại Hoàng thành Thăng Long), nơi ghi dấu những thời khắc quyết liệt, khẩn trương, cam go và tập trung cao độ của cơ quan đầu não Quân đội nhân dân Việt Nam…
Đan xen các thước phim tư liệu đầy cảm động là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với những ca khúc đi cùng năm tháng về tình yêu đất nước và khát vọng hòa bình, như: “Bài ca hy vọng", "Tình ca", "Xa khơi", “Nối vòng tay lớn”, ”Bài ca thống nhất”, “Tổ quốc yêu thương”, “Mùa xuân trên quê hương”, “Mùa xuân đầu tiên”, “Đất nước trọn niềm vui”... Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng, ca sĩ Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Lô Thủy, Đinh Trang, Nhật Thảo, Trần Tùng Anh, Trịnh Quỳnh Anh, Quang Huy, Bùi Đăng Khánh, Trịnh Minh Hiền, Trần Quang Duy, Ly Hương, Hữu Hiệp… và Dàn nhạc thính phòng Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Khát vọng thống nhất” mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình bằng những câu chuyện chân thực và các tiết mục nghệ thuật chất lượng. Chương trình truyền tải thông điệp, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn luôn khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước và khát khao xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0