Kể chuyện lịch sử Hà Nội qua các công trình kiến trúc
Sau 2 năm nghiên cứu và làm việc đầy tâm huyết, 1.500 cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” do NXB Thế giới in ấn và Phanbook phát hành đã chính thức ra mắt bạn đọc, với định dạng bìa cứng, thiết kế ấn tượng, song ngữ Việt - Pháp, kèm theo ấn phẩm là một video ngắn về quá trình thực hiện, nghiên cứu.
Cuốn sách giống như một sử ký Hà Nội được viết bằng nghệ thuật kiến trúc, đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử của thế kỷ 19 - 20.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA cho biết: “Cuốn sách được hoàn thiện trong 5 năm, bởi 5 người. Chúng tôi đã tìm kiếm những tư liệu bên Pháp, thông qua quá trình biên soạn, biên dịch rất tỉ mỉ. Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho những người có mong muốn tìm hiểu kiến trúc Hà Nội nhưng không có cơ may, thời gian khám phá tỉ mỉ từng ngóc ngách".
“Cuốn sách này rất thú vị vì nó được làm bởi những người Việt Nam, nên chúng ta có thể nhìn thấy trong nó không chỉ là kiến trúc Đông Dương hay kiến trúc Pháp mà là kiến trúc Việt Nam. Các kiến trúc này đã thích nghi với khí hậu và văn hóa bản địa", bà Sophie Maysonnave, Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam chia sẻ.
Cuốn sách có các tư liệu lần đầu được công bố. Bên cạnh sự đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ thực hiện cuốn sách phần lớn là những người trẻ ở độ tuổi 30. Họ mang đến cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo, mới mẻ và hiện đại.
Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh đánh giá: "Từ cách in ấn cho đến các bức ảnh trong cuốn sách cho thấy được sự chuyên nghiệp và công phu. Bên cạnh đó, những tài liệu lần đầu tiên được đưa ra cho công chúng chứa trong cuốn sách này như các bản vẽ, sơ đồ từ thời xưa rất thú vị".
Vượt qua giá trị của cuốn sách nghệ thuật, cuốn sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp" có thể xem như công trình sử liệu học thuật, dưới góc nhìn trẻ về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ.
Đi qua mỗi phần của cuốn sách, người đọc vừa thấy quen, vừa thấy lạ: quen bởi những công trình đó vốn đã quá đỗi thân thuộc trong mỗi khoảnh khắc Hà Nội; lạ vì có những chi tiết kiến trúc, những giá trị lịch sử lần đầu được biết.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0