Hà Nội sẽ minh bạch việc giải quyết hồ sơ đất đai
Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính cùng với phân cấp, phân quyền đến các sở, ngành chức năng nhằm giải quyết nhanh các vấn đề liên quan tới giấy tờ, thủ tục là chủ trương đang được thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt.
Chủ trương này được đưa ra vì nhiều ý kiến đánh giá khi làm các thủ tục liên quan đến nhà, đất thường bị vướng mắc, xem xét quá lâu, khiến tiến độ công việc bị đình trệ, gây ảnh hưởng tới kinh tế cũng như tâm lý của nhiều cá nhân và doanh nghiệp khi nộp hồ sơ.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng thời gian qua, việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai là nội dung trọng tâm; các vướng mắc tại bộ phận một cửa và một cửa liên thông đã được kiểm tra, giải quyết. Tuy nhiên, có một số hồ sơ, do lỗi của cán bộ, đơn vị sẽ tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
6 tháng đầu năm 2024, Sở TN-MT đã tiếp nhận hơn 300.000 hồ sơ, trong đó giải quyết được 267.000 trường hợp.


Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cần thống nhất các quy định về quản lý đất đai để tránh tình trạng so bì "thiệt - hơn" giữa các xã, phường, giữa các trường hợp sử dụng đất, sau khi các tỉnh, thành tiến hành sáp nhập.
Các dữ liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nguồn cung phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu cải thiện cục bộ ba tháng đầu năm, song sức cầu của thị trường vẫn rất thấp.
Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.
Huyện Hoài Đức đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá Quyền sử dụng lô đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề và biệt thự để bán tại xã Lại Yên.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Khoảng 16ha đất thuộc khu đất dịch vụ và khu dân cư mới tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông hơn 10 năm qua vẫn chưa được triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
0