Giá trị văn hoá Việt tại triển lãm 'Ngày xửa ngày xưa'
Triển lãm sẽ được diễn ra từ ngày 23 đến ngày 27/8 tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. 39 tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm "Ngày xửa ngày xưa" thuộc các lĩnh vực hội họa, đồ họa và điêu khắc với chất liệu đa dạng như kim loại, sơn dầu, lụa, trúc chỉ, gốm, sơn mài…
Cùng chung niềm đam mê nghiên cứu văn hóa mỹ thuật cổ và bảo vật quốc gia, mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn tạo hình của từng nghệ sĩ và đều thể hiện tình yêu cùng niềm đau đáu với di sản.

"Ngày xửa ngày xưa" không chỉ là lời mở đầu cho muôn vàn câu chuyện cổ tích thời ấu thơ mà còn là mở đầu cho câu chuyện di sản mà chúng tôi muốn kể bằng ngôn ngữ hội họa. Trong câu chuyện ấy, không chỉ có các hình ảnh là họa tiết và hoa văn mỹ thuật cổ, không chỉ có các nhân vật của nghệ thuật rối nước, các hình ảnh của chạm khắc đình làng, tranh dân gian... mà còn là tầng lớp của bề dày lịch sử và những giá trị của di sản văn hóa Việt được kể qua góc nhìn mang hơi thở của những nghệ sĩ đương đại.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0