Đường kéo pháo đã đi vào lịch sử
Tuyến đường kéo pháo năm 1954 của bộ đội ta là một con đường mòn nằm trên vùng nương rẫy trống trải, nằm ẩn dưới tán rừng, luồn lách qua nhiều con đèo, trong đó đèo cao nhất là 1450m.
Đường nhỏ, có độ dốc rất lớn, vực sâu và có nhiều khúc cua tay áo, bởi vậy việc dùng sức người kéo những khẩu pháo 105mm và pháo cao xạ 37mm vượt qua những dốc núi rất khó khăn, mất nhiều sức. Phải mất gần 10 ngày đêm các đơn vị pháo binh mới hoàn thành nhiệm vụ đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Hành trình kéo pháo của những chiến sĩ năm xưa được giữ bí mật tuyệt đối đến phút chót.
Hồi tưởng lại về hành trình này, cựu chiến binh Nguyễn Đức Cư (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) cho biết: đó là một hành trình với muôn vàn khó khăn, hiểm trở, hành quân đường dài, xe pháo cồng kềnh, nặng nề, vượt qua nhiều con đường chật hẹp, cầu cống ọp ẹp, rồi gặp nhiều con sông, khe suối; trong khi đó, ở trên không, máy bay địch không ngừng quần thảo, bắn phá, oanh tạc, còn ở dưới đất thì gián điệp phục kích, biệt kích…

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sự có mặt các loại pháo hạng nặng tham gia chiến đấu là một kỳ tích của quân đội Việt Nam, là đòn đánh quyết định đầy bất ngờ đối với quân Pháp. Góp phần phá tan pháo đài bất khả xâm phạm Điện Biên Phủ. Và con đường kéo pháo của chiến dịch đã trở thành con đường huyện thoại. minh chứng cho lòng quyết tâm giành chiến thắng, bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước của bộ đội ta.
70 năm đã đi qua, con đường kéo pháo năm xưa vẫn còn đó những khúc cua, dốc rừng, nay đã được tôn tạo thành điểm di tích, nằm trên địa bàn xã Nà Nhạn, con đường dẫn vào thành phố Điện Biên, như để nhắc nhớ lớp lớp con cháu người Việt về ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của ông cha ta và những trang sử hào hùng, bất khuất về chiến dịch Điện Biên Phủ.


Malaysia và nhiều quốc gia trong khu vực hoan nghênh, đánh giá cao cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề áp thuế đối ứng của Mỹ thông qua điện đàm.
Bộ Nội vụ đã công bố kết quả Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS 2024).
Đại diện Bộ Nội vụ đã cung cấp thêm thông tin về đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh xuất khẩu là động lực quan trọng của tăng trưởng, song không phải là động lực duy nhất; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn, song không phải là thị trường duy nhất.
Sinh thời, Chủ tịch Khamtay Siphandone luôn nhận được sự kính trọng và tin yêu từ người dân Lào cũng như cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Lào.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ vào chiều 5/4.
0