Đề xuất thu phí vào nội đô có khả thi?

Dự kiến đến năm 2027 sẽ thu phí phương tiện vào nội đô và được chia thành ba giai đoạn – đó là ý kiến được Sở GTVT Hà Nội mới đưa ra tại tọa đàm "Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững". Nội dung này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, có ý kiến thì đồng tình ủng hộ nhưng cũng có ý kiến lo ngại về việc triển khai chưa hợp lý khi mà hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Năm 2022, đề xuất này đã được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đưa ra và dự kiến thực hiện từ năm 2024 thông qua 15 trạm thu phí tại 9 trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn.

Sau khi đề xuất đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Cuối năm 2023, một lần nữa, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục đề xuất, đến năm 2027 sẽ tiến hành thu phí với mục đích góp phần hạn chế phương tiện di chuyển vào nội đô, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường.

Hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội trong những năm qua mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp, tỷ lệ nghịch với tốc độ gia tăng phương tiện. Hiện nay theo thống kê của Phòng CSGT – Công an thành phố số phương tiện đang lưu thông trên thành phố xấp xỉ hơn 8 triệu phương tiện.

Hàng loạt các tuyến đường đã rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến hệ luỵ là các sự cố ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Theo các chuyên gia giao thông, điều kiện cần và đủ để triển khai thu phí nội đô là giao thông công cộng phải đáp ứng tương xứng thì chưa giải quyết được.

Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn là một vấn đề nan giải.

TS. Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho biết: "Nếu như chúng ta có 8-10 tuyến đường sắt đô thị chạy trên cao, chạy ngầm, nhưng câu chuyện đó nó không xảy ra ngày hôm nay, mà trên thực tế trong 15, 20 năm chúng ta mới xây được hai tuyến đường sắt đô thị thôi, như vậy việc có ngay một sớm một chiều là không như mong muốn đâu. Để dành được cái quyền ưu tiên trên mặt đường cho phương tiện giao thông công cộng mà tôi nói cụ thể là xe buýt thì lúc đó mới có thể giải quyết được căn cơ vấn đề ùn tắc giao thông".

Để phương án thu phí phương tiện có thể triển khai cần phải tính toán một cách bài bản, có biện pháp thay thế phương tiện đi lại phù hợp cho người dân khi có nhu cầu ra vào thành phố các loại hình vận tải hành khách công cộng phải đi trước một bước. Khi vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu của người dân thì sẽ kéo theo xu hướng chuyển đổi, rời bỏ các phương tiện cá nhân, giảm thiểu sự cố ùn tắc và tai nạn giao thông ở các đô thị lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 6 - 7/4), khu vực trung du, đồng bằng, vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) sẽ có mưa.

Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.

Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.

Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.