Đánh thức tiềm năng du lịch mới của Hà Nội
Làng hương tăm Quảng Phú Cầu của Ứng Hòa là một điểm checkin mới nổi trong vài năm gần đây. Trở thành một điểm đến trên con đường di sản Nam Thăng Long, kết nối với Đình Nội - của làng Bình Đà, nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và làng nghề dệt lụa Phùng Xá, tạo nên những giá trị mới mới cho điểm đến này và khả năng khai thác thương mại hiệu quả với dòng khách quốc tế - thay cho cách làm du lịch tự phát như trước đây.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, những điểm đến trên con đường di sản Nam Thăng Long là những điểm đến quan trọng, từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp và địa phương tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch, mở rộng tuyến để phù hợp với từng đối tượng du khách, lộ trình với thời gian linh hoạt.
Con đường di sản Nam Thăng Long chính là minh chứng cho sự thay đổi tư duy tạo nên sản phẩm du lịch của Hà Nội, đặc biệt là vùng làng nghề đầy ắp giá trị di sản văn hóa Nam Hà Nội. Sức hấp dẫn tự thân của làng nghề chưa đủ để trở thành một sản phẩm du lịch, mà còn đòi hỏi cách tiếp cận chuyên nghiệp.
Theo ông Nguyễn Tiến Thiết, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội), ý tưởng và chủ trương của thành phố về phát triển con đường di sản Nam Thăng Long là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế của huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương trong chuỗi con đường di sản đi qua.
Làng tăm hương Quảng Phú Cầu được kết nối với một làng nghề đặc sắc khác - làng nghề dệt Phùng Xá. Tiếp cận từ vùng trồng dâu nuôi tằm, se tơ, dệt vải, cho đến chất liệu đặc sắc - lụa tơ sen - làng nghề dệt lụa sẽ là sự bổ sung ấn tượng cho sản phẩm du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long.

Con đường Di sản Nam Thăng Long là một sự mở đầu cho lộ trình biến những ý tưởng phát triển trục du lịch văn hóa hướng ra ngoại thành Hà Nội. Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Chủ tịch HĐND Công ty Du lịch bền vững Việt Nam là một trong những người tham gia thiết kế sản phẩm này.
Con đường di sản Nam Thăng Long được ra mắt sẽ tạo ra sức hút, giúp thời gian lưu lại của du khách tại Thủ đô được dài hơn, qua đó giúp người dân địa phương có nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - ông Phùng Quang Thắng cho biết.
Trở lại với làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, những người xây dựng sản phẩm như ông Phùng Quang Thắng đang kỳ vọng sớm tạo nên một điểm du lịch đêm đầu tiên tại vùng ngoại thành Hà Nội. Ý tưởng này được đánh giá là khả thi, dù khoảng cách hơn 30 km với trung tâm, nhưng sức hấp dẫn của di sản làng nghề và tư duy mới trong du lịch đang tạo động lực để điểm đến Quảng Phú Cầu có thể độc đáo hơn nữa, thu hút hơn nữa, tạo những giá trị mới hơn nữa.


Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1249 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Đỗ Vạn, Đỗ Đặng, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 196 tỷ đồng.
Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).
0