Cựu PGĐ Sở: 'Chuyến bay giải cứu' là cơ hội để tăng thu nhập

Khi được toà hỏi nghĩ như nào khi thực hiện hành vi trong vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Trần Tùng - Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên cúi đầu nói: "Bị cáo nghĩ rằng đây là cơ hội kiếm thêm thu nhập. Bị cáo nghĩ khi thực hiện thì mình sẽ có lãi".

Sáng 24/12, TAND thành phố Hà Nội bước vào phần xét hỏi các bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Tại toà, bị cáo Trần Tùng – cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên là người đầu tiên bước lên bục xét hỏi. 

Bị cáo Tùng cho biết, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, với cương vị Phó Giám đốc Sở đã được giao thực hiện nhiệm vụ là đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, công an tỉnh và các đơn vị, địa phương thẩm định cơ sở vật chất đủ điều kiện nhập cảnh và cách ly.

Bị cáo cho biết đã trao đổi với doanh nghiệp tổ chức chuyến bay đưa công dân về tỉnh để cách ly. Theo bị cáo khảo giá thì biết được chi phí trọn gói đưa công dân về cách ly sẽ khoảng 12 - 13 triệu đồng/người. 

“Nhận thấy đây là cơ hội tăng thêm thu nhập nên bị cáo đã có thoả thuận thu tiền ngoài hợp đồng chênh thêm 6 - 8 triệu đồng mỗi khách”, bị cáo thừa nhận. 

Bị cáo Trần Tùng - Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên.

Cụ thể, vào cuối năm 2020, ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (bị can giai đoạn 1 vụ án) liên hệ với ông Nguyễn Đình Việt - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên đề nghị giúp đỡ đưa công dân từ Nhật Bản về nước cách ly tại Thái Nguyên. 

Ông Việt cho ông Nam số điện thoại của Trần Tùng để liên hệ. Đầu tháng 3/2021, Trần Tùng gọi điện cho ông Nam thông báo đã có địa điểm cách ly và đề nghị ông Nam gửi công điện về UBND tỉnh Thái Nguyên. 

Trước khi gửi công điện, ông Nam đã giới thiệu và cho Lê Văn Nghĩa (bị cáo giai đoạn 1 vụ án), Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh số điện thoại của Tùng để ông Nghĩa liên hệ thủ tục xin cách ly. 

Sau đó, Nghĩa gọi điện thoại liên hệ với Tùng đặt vấn đề cho công ty được tổ chức các chuyến bay đưa công dân về Thái Nguyên.

Trần Tùng hẹn gặp Nghĩa tại một nhà hàng ở thành phố Thái Nguyên. Tại cuộc gặp này, Tùng yêu cầu Nghĩa cho Công ty Sen Vàng Đất Việt do Trần Thị Quyên làm Giám đốc thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói là 18 triệu đồng/khách, nhưng khi ký hợp đồng chỉ thể hiện từ 10 - 12 triệu đồng/khách.

Bị cáo Tùng cho biết, số tiền chênh ngoài hợp đồng đó đã được bị cáo Quyên gửi cho mình là hơn 4,4 tỷ đồng. Ông Tùng khẳng định, Quyên biết về nguồn gốc số tiền ngoài hợp đồng nêu trên. 

Ngoài ra bị cáo còn nhận 2,9 tỷ đồng từ bị cáo Trần Minh Phụng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy.

Tại toà bị cáo Tùng cho hay, đến thời điểm hiện tại đã khắc phục số tiền 5,7 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ để bàn giao mặt bằng trong tháng 4 này để làm trạm dừng nghỉ cao tốc.

Máy đào hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội "Thần tốc" đã hoàn thành 1.341m hầm, hiện đang di chuyển tại khu vực ga S10, chuẩn bị tiến vào khu dân cư.

Một tài xế xe tải có hành vi lạng lách nguy hiểm trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã bị Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM xử phạt hành chính vào chiều 17/4.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 17/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 17/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và Ba Đình.

21/30 quận, huyện của Hà Nội đã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số từ đầu năm 2025 đến nay.