Cuộc thi sáng tác logo Chuyển đổi số quốc gia
Cuộc thi được tổ chức để chọn mẫu logo "Chuyển đổi số quốc gia" nhằm thống nhất sử dụng trong toàn bộ các hoạt động của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia về chuyển đổi số, công nghệ số, đổi mới, công nghiệp sáng tạo.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia” được tổ chức rộng rãi trên quy mô toàn quốc, thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức và cá nhân. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có thể tham dự cuộc thi. Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo không được gửi tác phẩm tham gia dự thi.
Tác phẩm dự thi phải thể hiện được tầm nhìn của Chương trình chuyển đổi số quốc gia là đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Đồng thời, tác phẩm dự thi phải khái quát được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia là phát triển 3 trụ cột gồm Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, phát triển Chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn, phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn và phát triển xã hội số làm cho người dân hạnh phúc hơn.
Tác phẩm cũng phản ánh được quá trình chuyển đổi số có sự tham gia, vào cuộc và tác động tới tất cả các cơ quan, đơn vị và địa phương. Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Biểu trưng (logo) phải gắn với dòng chữ "Chuyển đổi số quốc gia".
Về yêu cầu kỹ thuật, logo có tính duy nhất, biểu tượng cao, sáng tạo, không trùng lặp, tương tự, gây nhầm lẫn với bất cứ logo nào khác, không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
Màu sắc của logo không quá 4 màu, phù hợp in ấn, phóng to, thu nhỏ, chạm khắc, đắp nổi trên các vật phẩm, chất liệu khác nhau và đảm bảo độ phân giải cao, sắc nét, tương thích khi thể hiện dưới định dạng số và trên các môi trường số.
Logo phải đạt được những yêu cầu về vẽ thiết kế như: đơn giản, thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc (thể hiện qua màu sắc, đường nét, bố cục, ý nghĩa…).
Tác phẩm phải được cung cấp dưới dạng tệp ở định dạng JPEG, PNG, PDF, SVG có độ phân giải cao (ít nhất 300 pixel) với kích thước file không quá 10 MB, có thể chỉnh sửa và mở, được chứa trong 01 CD hoặc 01 USB. Mỗi tác giả được gửi từ một đến năm tác phẩm tham gia cuộc thi; mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ mã số riêng, không trùng mã số với tác phẩm khác.
Ban Tổ chức cấp giấy chứng nhận của Bộ TT&TT cho tác giả, đơn vị đạt giải và tiền thưởng kèm theo là 100.000.000 đồng. Trường hợp không lựa chọn được tác phẩm đạt giải, Ban Tổ chức cuộc thi không trao giải hoặc đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian dự thi.
BTC nhận tác phẩm dự thi từ 5/ 7/2022 -5/ 9/2022.


Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội dự kiến sẽ được hoàn thành trong 3 tháng nữa.
Từ ngày 23/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-130mm, cục bộ có nơi trên 220mm.
Nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu ở địa phương nào thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm; các lực lượng chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, xử lý triệt để.
Tốc độ giao thông qua khu vực trường học tại một số nơi của Hà Nội đang ở mức cao (40km/h), tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đối với học sinh.
Việt Nam cần loại bỏ gần 700 xe buýt chạy dầu diesel mỗi năm và dần thay thế bằng xe buýt thuần điện tại các thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn thành mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.
Phòng CSGT Hà Nội đã tăng cường các tổ công tác kiểm tra tại các tuyến đường quận, huyện, để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông.
0