Cúc Phương - Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Ban tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vừa gửi thư chúc mừng, thông báo: Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023". Đây là lần thứ 5 liên tiếp Cúc Phương nhận giải thưởng quý báu này kể từ năm 2019.

Được tổ chức thường niên kể từ năm 1993, Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) đã trở thành thương hiệu bậc nhất thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. Giải thưởng này còn được ví như giải Oscar của du lịch thế giới.

Theo Ban tổ chức, tại hạng mục Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading National Park), Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của du lịch sinh thái - một trong những loại hình du lịch trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam. 

Vườn quốc gia Cúc Phương (Việt Nam) tiếp tục vượt qua nhiều vườn quốc gia khác tới từ Nhật Bản, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Malaysia để được bình chọn. 

Danh hiệu chiến thắng của Giải thưởng Du lịch thế giới(World Travel Awards).

Như vậy, đây là lần thứ năm liên tiếp Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng danh giá "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á" sau những lần trước đã được vinh danh, vào năm 2019, 2020, 2021 và 2022.

Dự kiến, Lễ trao giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading National Park 2023) năm nay sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với diện tích hơn 22.000 ha, vườn quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt, nằm tại 14 xã và 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Khởi nguồn từ Quyết định 72 ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ, Cúc Phương đã trở thành vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Cúc Phương đặc biệt nổi tiếng với rừng mưa nhiệt đới và sự đa dạng sinh học cao của nó. Với hơn 2.500 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam như đinh hương, lim xanh, chò xanh, chò chỉ. Ngoài ra, Vườn còn chứa đựng khoảng 400 loài cây thuốc, 300 loài cây ăn được, và cả những loài thực vật bậc thấp chưa được nghiên cứu.

Hệ động vật tại Cúc Phương cũng đa dạng và phong phú, với 137 loài thú, trong đó loài gấu ngựa có trọng lượng cơ thể lên tới 200 kg là loài lớn nhất. Với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, và cảnh quan thiên nhiên, Vườn cũng thực hiện công việc cứu hộ và bảo tồn động và thực vật rừng hoang dã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.