Chuyển biến rõ nét của chất lượng giáo dục
Sau 10 năm triển khai thực hiện những định hướng đổi mới của giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục của TP.HCM phát huy thế mạnh, đặc biệt là sự đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động, dám nghĩ dám làm và sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thành phố đã dành kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy - học tiên tiến, hiện đại. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định trách nhiệm của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay không chỉ đối với 10 triệu dân của thành phố mà còn có trách nhiệm đối với nhiều vùng miền và cả nước. Những năm vừa qua, TP.HCM đã nỗ lực tạo ra nhiều nội dung phối hợp hành động mang tính chia sẻ rất cao. Do vậy, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đề nghị các sở, ngành, đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nâng cao chất lượng, hiệu quả lĩnh vực này.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0