Chung cư cũ hết 'sốt'

Sau một thời gian "sốt" nóng, giá ảo, hiện nay giá chung cư cũ đã qua sử dụng ở Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại.

Cuối năm 2023 đầu năm 2024, khi chung cư cũ "sốt" ảo, giá tăng chóng mặt, căn hộ tại Mỹ Đình đã từng rao bán với giá 45 triệu đồng/m2. Nhưng khi phóng viên Đài Hà Nội quay lại thì được biết căn hộ này vẫn chưa bán được, mặc dù đã giảm từ 300-400 triệu đồng.

Theo chủ nhà của một căn hộ nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, do mong muốn đổi nơi ở và nhất là thấy giá chung cư tăng nhanh, chị quyết định rao bán căn hộ gần 80 m2 này. Tuy nhiên, căn nhà này đến nay vẫn chưa được sang tên đổi chủ.

Chung cư cũ hết sốt.

Sau loạt bài phản ánh của Đài Hà Nội về tình trạng chung cư giá ảo, tâm lý của khách hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Những hiệu ứng đám đông, tâm lý FOMO đã được trấn an. Bộ Xây dựng đã vào cuộc nhằm chấn chỉnh giá chung cư. Đặc biệt, thông tin về những kỳ vọng thay đổi của thị trường sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai được thực thi liên tục xuất hiện đã khiến cho cơn sốt được hạ nhiệt.

Theo số liệu ghi nhận được, từ nửa cuối tháng tư mức độ quan tâm chung cư Hà Nội giảm 40% so với đỉnh tháng ba. Tại một số dự án bàn giao lâu năm, giao dịch phát sinh trong tháng tư giảm mạnh, bằng một nửa so với hai tháng trước đó. Trên thị trường xuất hiện hai chiều hướng: người mua chuyển sang nghe ngóng, chờ thị trường "qua đỉnh", người bán cũng quan sát, điều chỉnh giá kỳ vọng.

Thêm vào đó, với sự vào cuộc của các ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Xây dựng, cùng việc đẩy mạnh đề án phát triển một triệu căn nhà ở xã hội, người dân đã có sự điều chỉnh hành vi mua nhà. Thay vì cố chạy theo thị trường, người dân đã bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá và cân nhắc. Yếu tố then chốt là sự kì vọng vào việc tăng nguồn cung nhà giá rẻ trong thời gian tới.

Bộ Xây dựng đang quyết tâm hoàn thành mục tiêu trước mắt là khoảng 130 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2024. Trong quý I, đã có 13 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 16.008 căn. Hơn nữa, việc Bộ TN&MT đang đẩy nhanh tiến độ thực thi Luật Đất đai từ 1/7 tới là động lực to lớn gia tăng niềm tin của người dân về các quyết sách của nhà nước.

Như vậy, trong tương lai khi thị trường  ổn định, người dân sẽ được hưởng lợi khi giá nhà được điều chỉnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.

Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.