Cho vay 0% - hệ luỵ gì?
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cần có lãi để tồn tại. Nếu không thu lợi nhuận, hoặc lỗ từ các “thượng đế” đặc biệt, họ buộc phải bù đắp từ khách hàng khác. Khi đó, các doanh nghiệp thông thường, người vay vốn sòng phẳng có thể phải chịu lãi suất cho vay cao hơn mức đáng lẽ phải trả. Đó chính là một hình thức trợ cấp chéo, nơi số đông “gánh” cho một thiểu số được ưu ái.
Có suy nghĩ cho rằng, nếu ngân hàng A cho vay lãi suất cao, tôi sang ngân hàng B. Nhưng câu chuyện không đơn giản vậy. Để có đủ vốn cho cả doanh nghiệp "sân sau" lẫn khách hàng thông thường, ngân hàng phải tăng cường huy động vốn, thường bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút người dân và tổ chức. Khi một ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động, các ngân hàng khác khó đứng ngoài, họ cũng phải tăng theo để giữ khách và thị phần. Điều này có thể có lợi cho người gửi tiết kiệm, nhưng lại tạo hiệu ứng tiêu cực lan tỏa ra nền kinh tế. Bởi khi chi phí huy động vốn đầu vào của cả hệ thống đồng loạt tăng, lãi suất cho vay đầu ra phải tăng theo. Dù vay ở ngân hàng nào, người vay cũng có thể đối mặt với mặt bằng lãi suất cao hơn. Cuối cùng, chi phí có thể chuyển vào giá cả hàng hóa, dịch vụ, tác động đến người tiêu dùng.
Vụ việc của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) là một ví dụ điển hình cho rủi ro và tác động khôn lường khi ngân hàng tập trung cho vay "sân sau". Theo kết luận điều tra, 97% dòng vốn của SCB đã phục vụ hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với vi phạm nghiêm trọng trong thẩm định cho vay.
Để có nguồn tiền khổng lồ này, SCB từng đi đầu trong việc đưa ra lãi suất huy động rất cao. Theo báo cáo tài chính, cuối năm 2021, trước khi vụ việc được phanh phui hoàn toàn, lượng tiền khách hàng gửi tại SCB đã lên tới hơn 512 nghìn tỷ đồng, chỉ đứng sau nhóm Big 4 và vượt trên tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác vào thời điểm đó. Vì vậy, SCB đã thu hút một lượng tiền gửi khổng lồ từ công chúng phần nhiều nhờ chiến lược duy trì lãi suất huy động ở mức cao liên tục.
Hệ lụy là để duy trì cuộc đua lãi suất và bù đắp rủi ro từ các khoản vay khổng lồ cho "sân sau", mặt bằng lãi suất chung của thị trường không thể không chịu ảnh hưởng. Chính phủ sau đó đã phải có những biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường tiền tệ và lãi suất.
Những khoản cho vay "sân sau" không chỉ là chuyện riêng của một ngân hàng, điều đó tạo ra méo mó trên thị trường tài chính, làm suy yếu niềm tin và khiến chi phí vốn của toàn nền kinh tế bị đẩy lên vô lý. Người dân và doanh nghiệp chân chính dù không trực tiếp tham gia lại chịu một phần hậu quả. Sự minh bạch và công bằng trong tín dụng không chỉ là đạo đức kinh doanh mà còn là nền tảng cho sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia.


Công ty Chứng khoán Pinetree thông báo hệ thống giao dịch trực tuyến trên nền tảng web và các ứng dụng điện thoại gặp sự cố kết nối, ảnh hưởng đến một bộ phận người dùng sử dụng một số đơn vị dịch vụ viễn thông vào sáng 21/5.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo chuyển BCG từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch từ 27/05, do chậm nộp BCTC kiểm toán 2024 quá quy tính.
VN-index ngày 21/5 diễn biến giằng co, tuy nhiên cho tới phiên chiều, bên mua dần quay trở lại giúp cho chỉ số lấy lại mốc tham chiếu và kết phiên trong sắc xanh.
Chi cục Thuế khu vực I vừa có Công văn yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa với các doanh nghiệp là nhà sản xuất, kinh doanh đầu mối, phân phối thương mại thuộc các ngành vàng, bạc, thuốc…
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong ngày hôm nay 21/5, vượt mốc 3300 USD/ounce khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.
0