Cách chọn và thả cá cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục của người Việt, vào 23 tháng Chạp hàng năm, ngoài mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ nhằm tiễn các vị Táo quân lên chầu trời. "Cẩm nang đón Tết" sẽ giới thiệu với bạn cách chọn và thả cá cúng ông Công, ông Táo nhé!

 

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt Nam khắp nơi đều tưng bừng chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo. Tục cúng ông Công ông Táo và việc thả cá chép là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ cúng này không chỉ thể hiện lòng thành kính với thần linh mà còn là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Theo quan niệm dân gian, cá chép vàng là phương tiện để ông Táo cưỡi lên trời báo cáo Ngọc Hoàng về những việc làm của gia đình trong năm qua. 

Trong lễ cúng, mỗi gia đình thường chuẩn bị từ 1 đến 3 con cá chép vàng, đựng trong chậu nước sạch. 

Việc chọn cá chép vàng để cúng ông Táo thể hiện mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thành công trong năm mới.

Cách chọn mua cá chép rất quan trọng. Bởi người ta quan niệm rằng, cá chép phải tốt, phải khỏe thì mới đưa được ông Táo về trời. 

Nhìn vào mang cá. Nếu mang đỏ tươi là cá đang ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu mang đỏ thâm thì cá đã yếu và dễ chết. 

Phải chọn những con không bị trầy xước, bong vảy… 

Ngoài ra, gia chủ có thể thử độ khỏe mạnh của cá chép bằng cách thả tạm cá vào chậu. Khi chạm vào mặt nước, cá bơi nhanh, quẫy mạnh có nghĩa là rất khỏe mạnh, sung sức.

Theo quan niệm dân gian, cá chép nên được thả trước giờ Ngọ - 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Sau khi làm lễ xong, người thả sẽ mang cá ra sông, hồ thả với tâm thế vui vẻ, thoải mái, cùng niềm tin cá sẽ đưa ông Táo về trời. Điều này sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

Trong lúc thả, chúng ta sẽ nghiêng nhẹ chậu hoặc túi dưới mặt nước để cá từ từ bơi ra. 

 

  • Tránh việc thả trực tiếp từ trên cao xuống. Cá sẽ bị va đập với lực mạnh, dễ bị chết.
  • Cần chọn những nơi không bị ô nhiễm hay có nguồn nước bẩn. 
  • Sau khi thả cá xong, nên lưu lại xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt chưa bơi đi được. 
  • Đặc biệt: không được ném cả túi nilon đựng cá xuống dưới hồ mà cần phải để vào đúng nơi quy định.

Cá chép vàng không chỉ là một lễ vật trong ngày cúng ông Công ông Táo mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Việc chọn và thả cá chép thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên và mong muốn một năm mới bình an, hạnh phúc. 

 

Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết  luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.

Để được thảnh thơi mà vẫn có một cái Tết trọn vẹn hãy đón xem CẨM NANG ĐÓN TẾT trên Hanoionline.

 

Thực hiện: Thùy Linh
Ảnh: Hoàng Minh Thắng
Thiết kế: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.

Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.