Bốn bác sĩ bị khởi tố vì 'chạy' chứng chỉ hành nghề
Ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ đối với 6 bị can liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh giả.
Theo đó, 6 bị can bị khởi tố trong vụ án gồm: Lê Thị Ánh Hồng (Sinh năm 1976, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) bị khởi tố về tội “Môi giới hối lộ”; Phan Văn Ánh (Sinh năm 1989, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ”; Lê Anh Tài (Sinh năm 1978), Hứa Chí Cường (Sinh năm 1981), Huỳnh Văn Bình (Sinh năm 1970) và Huỳnh Thành Giàu (Sinh năm 1976) cùng bị khởi tố về tội “Đưa hối lộ”.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, khoảng năm 2018, Lê Thị Ánh Hồng làm việc tại phòng khám Dr. Trung (địa chỉ 37 Nguyễn Công Trứ, phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) do ông Bùi Bình Trung (là chồng của Hồng, hiện nay đã ly hôn) là giám đốc.

Thời gian này, Hồng trao đổi và đề nghị Như Ý rằng, nếu ai có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh thì giới thiệu cho Hồng để hưởng tiền hoa hồng. Sau đó, Như Ý đăng thông tin trên tài khoản Facebook với nội dung: “Hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh”.
Do đang có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề nhưng không biết quy trình nên Huỳnh Thành Giàu, Huỳnh Văn Bình, Hứa Chí Cường vào mạng xã hội Facebook để tìm hiểu thì thấy thông tin của Như Ý đăng nên liên hệ thì được Như Ý giới thiệu, cho số điện thoại của Lê Thị Ánh Hồng. Ngoài ra, qua sự giới thiệu của người quen, Lê Anh Tài (trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) liên lạc với Hồng để nhờ làm chứng chỉ hành nghề.
Khoảng tháng 2/2018, Hồng liên hệ với Phan Văn Ánh cựu cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội Công an huyện Buôn Đôn để nhờ làm thủ tục nhập khẩu cho 4 trường hợp trên vào huyện Buôn Đôn. Sau đó, Hồng nhờ người liên hệ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành cho các bác sĩ nói trên. Sau khi có giấy xác nhận quá trình thực hành của Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, Hồng nộp hồ sơ của Bình, Tài, Giàu, Cường tại bộ phận một cửa thuộc Sở Y tế Đắk Lắk để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ trên.
Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ Hồng nộp, vào năm 2019, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cấp chứng chỉ hành nghề cho Huỳnh Thanh Bình, Hứa Chí Cường, Lê Anh Tài và Huỳnh Thành Giàu.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn gửi đề nghị Sở Y tế, các cơ sở y tế, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên… cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc nghiệm thu và thanh lý hợp đồng và hợp đồng đào tạo, hóa đơn... liên quan đến vụ việc trên. Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, ngoài vụ án trên, đơn vị còn phát hiện 18 trường hợp là y, bác sĩ được Lê Thị Ánh Hồng nhờ người làm thủ tục nhập khẩu không đúng quy định vào một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn.
Theo CAND


Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng nên mở rộng và khuyến khích việc nhập quốc tịch Việt Nam, qua đó huy động sức mạnh, thừa nhận và tôn vinh những người đóng góp cho đất nước.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân, gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện.
Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức trải nghiệm "Em làm chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ" tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào sáng 17/5.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam hai đối tượng người Trung Quốc để điều tra về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.
Nhiều địa phương ở Hà Nội vẫn tồn tại những công trình thiếu các điều kiện để nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy dù thành phố đã có những chỉ đạo kiên quyết vấn đề này.
Một nhóm bác sĩ và một cựu cán bộ công an đã bị cáo buộc "chung chi" 200 - 300 triệu đồng mỗi người, qua đó làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y.
0