Bắt buộc xếp hạng nhà chung cư để tạo sự minh bạch

Nhiều chủ đầu tư đã tự gắn mác chung cư “cao cấp”, “siêu sang” để nâng giá bán, vì vậy nhiều chuyên gia đề xuất cần bắt buộc phải xếp hạng chung cư để ngăn chặn trường hợp lừa đảo, "thổi giá".

Chung cư Artemis nằm trên đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, được nhắc đến là một chung cư cao cấp. Thế nhưng những lùm xùm về chậm trễ thành lập ban quản trị, thay đổi phí dịch vụ trông giữ xe vào cuối năm ngoái khiến nhiều người nghi ngờ liệu rằng người dân có hưởng lợi đúng với từ “cao cấp” hay không?

Hay như dự án D’Capitale trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Quảng cáo là dự án hạng A, nhưng dự án này lại bị phạt vì xây dựng sai phép, hành lang chỉ rộng hơn 1,4 m (trong khi tiêu chuẩn chung cư hạng A tối thiểu rộng 1,8 m).

Dự án D’Capitale trên đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy

Theo quy định tại Điều 98 Luật Nhà ở năm 2014, nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường.

Thông tư 31 của Bộ xây dựng đã hướng dẫn việc này. Nhưng thực tế, trên cả nước, số lượng nhà chung cư được phân hạng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Riêng tại Hà Nội, mới có một chung cư được phân hạng. 

Loạn danh xưng cao cấp khiến cho giá bán chung cư cũng vì thế mà loạn theo. Dễ thấy nhất là những từ đính kèm theo lời quảng cáo như “Độc bản Dấu Ấn Hoàng Gia”, “căn hộ cao cấp hạng sang”, “luxury”, “giới thượng lưu”…khiến người dân như lạc vào ma trận khi tìm hiểu. 

Nhiều chuyên gia đã đề xuất cần bắt buộc phải xếp hạng chung cư khi chủ đầu tư được phép huy động vốn.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023, việc phân hạng chung cư chỉ được thực hiện khi dự án đã thực hiện xong.

Tuy nhiên Luật Kinh doanh BĐS 2023 lại quy định chủ đầu tư được phép bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi đủ điều kiện.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải quy định doanh nghiệp đăng ký xếp hạng chung cư ngay từ đầu khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Nếu không xếp hạng thì tình trạng tự phong hạng để nâng giá bán sẽ còn tiếp diễn, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người mua và ảnh hưởng đến các chủ đầu tư chân chính.

Thực tế, chủ đầu tư xây dựng dự án thế nào, chất lượng ra sao, khách hàng tiếp cận thông tin chủ yếu thông qua tin tức, hình ảnh từ các đơn vị môi giới.

Do đó, việc xếp hạng chung cư, đánh giá chất lượng dự án theo quy chuẩn là rất cần thiết và cần phải bắt buộc công khai trước khi mở bán để người dân nắm được thông tin. Việc đánh giá cũng nên chọn đơn vị độc lập thực hiện để đảm bảo tính khách quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa nhà 101 phố Láng Hạ, quận Đống Đa, đã chuyển đổi công năng tầng 28 thành một số phòng làm việc gây ảnh hưởng đến việc thoát hiểm của cư dân nếu tòa nhà xảy ra sự cố cháy nổ.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi quy định liên quan đến cho thuê căn hộ ngắn ngày.

Sở Nông Nghiệp và Môi trường TP. Hà Nội đã làm việc với chủ đầu tư 8 dự án nhà ở trên địa bàn, nhằm giải quyết các vướng mắc liên quan đến cấp sổ hồng.

Để đảm bảo tốt cuộc sống cho cư dân, thành phố Hà Nội cần phải nâng cao chất lượng xây dựng và thiết kế để nhà ở xã hội tiệm cận với nhà ở thương mại. Đây cũng là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh khi đề cập đến phát triển loại hình nhà ở này.

Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.

Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.