Ấn Độ và Pakistan ganh đua tranh thủ dư luận
Ấn Độ thành lập những đoàn bao gồm thành viên thuộc các đảng phái khác nhau công du tới 33 quốc gia đối tác trên thế giới, mang theo tài liệu và bằng chứng về Pakistan đứng sau những vụ tấn công khủng bố nhằm vào Ấn Độ.
Mục đích của chiến dịch ngoại giao này là thuyết phục các đối tác bên ngoài tin rằng, Ấn Độ là nạn nhân của hoạt động khủng bố từ phía Pakistan và nhà nước Pakistan hậu thuẫn khủng bố chống lại Ấn Độ, vận động các đối tác bên ngoài đứng về phía Ấn Độ trong cuộc xung khắc giữa Ấn Độ và Pakistan ở vùng Kashmir. Phía Ấn Độ dùng chiến dịch ngoại giao này để các đối tác bên ngoài thấy phía Ấn Độ thật sự đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải phản ứng và hành động quân sự nhằm vào Pakistan, khẳng định quyết tâm chống khủng bố và đáp trả mọi hành động khủng bố xuất phát từ phía Pakistan.
Phía Pakistan cũng thực thi chiến dịch ngoại giao với mục đích tương tự là tranh thủ dư luận bên ngoài. Phái bộ ngoại giao của Pakistan không đông đảo như Ấn Độ, nhưng hoạt động ngoại giao rất rầm rộ. Đích thân Chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) Bilawal Bhutto Zardari trong liên minh cầm quyền dẫn đầu phái bộ ngoại giao của Pakistan, không đi tới nhiều đối tác như Ấn Độ mà tới những đối tác có uy danh và ảnh hưởng lớn trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế như Liên hợp quốc, các tổ chức đa phương trên thế giới hay 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liện hợp quốc và những nước đối tác quan trọng của Pakistan.
Có thể thấy, qua cuộc "ngoại giao chiến" giữa Ấn Độ và Pakistan, hai điều sau với tác động rất quyết định tới triển vọng tương lai của mối quan hệ giữa hai nước láng giềng của nhau cùng sở hữu vũ khí hạt nhân ở khu vực Nam Á:
Thứ nhất, hai bên đều nỗ lực thuyết phục thế giới tin mình đúng và bên còn lại sai, muốn thế giới tin và chấp nhận cách lý giải và xử lý vụ việc của mình. Rõ ràng, cả hai bên đều ý thức được bề mức độ bất lợi của việc vị thế giới bên ngoài coi là thủ phạm gây ra cuộc xung khắc và làm cho cuộc xung khắc dai dẳng suốt hơn 40 năm qua.
Thứ hai, cả hai bên đều chuẩn bị sẵn dư luận cho lần giao tranh quân sự tới, đều cho rằng chiến sự sớm muộn cũng sẽ lại tái phát ở vùng Kashmir.


Hàng nghìn người Palestine ngày 27/5 đã tràn vào một trung tâm phân phối lương thực do Mỹ bảo trợ tại Rafah.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/5 đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đang "đùa với lửa".
Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (Trung Quốc) sẵn sàng chào đón sinh viên từ Đại học Harvard, sau khi chính phủ Mỹ cấm trường này tuyển sinh sinh viên quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tạm dừng việc lên lịch phỏng vấn visa mới dành cho sinh viên quốc tế có nguyện vọng học tập tại Mỹ, đồng thời chuẩn bị mở rộng quy trình kiểm tra hoạt động trên mạng xã hội của các ứng viên.
Nhà Trắng đang chỉ đạo các cơ quan liên bang hủy bỏ toàn bộ hợp đồng còn lại với Đại học Harvard.
Ukraine đang tiến hành cải tổ toàn diện ngành khoáng sản nhằm phục hồi lĩnh vực này sau 3 năm chiến sự.
0