Yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực Bãi Ba Đầu và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam

(HanoiTV) - Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 04/11/2021

Ngày 04/11/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại Bãi Ba Đầu, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định:

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng đó.

Việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và nội dung của Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực nói trên và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC); tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực.

Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết tiêu chí của Việt Nam trong công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia/ vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao. Theo đó, người mang các giấy tờ này được sử dụng trực tiếp ở Việt Nam và được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 07 ngày theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về rút ngắn thời gian cách ly cho người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi Covid-19.

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đã giới thiệu chính thức mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 được cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao. Người đến từ các nước và vùng lãnh thổ chưa giới thiệu chính thức mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 cho Việt Nam có thể liên hệ với các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở sở tại để hợp pháp hóa hoặc xác nhận nội dung các giấy tờ nói trên.

Đây chỉ là giải pháp tạm thời trước khi Việt Nam chính thức công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài. Để được công nhận chính thức, hộ chiếu vaccine nước ngoài cần đáp ứng Bộ tiêu chí công nhận và sử dụng hộ chiếu vaccine của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam đã được Lãnh đạo Chính phủ phê duyệt. Cụ thể: mẫu “Hộ chiếu vaccine” phải được cấp đồng thời trên môi trường điện tử và bản giấy, phải mang mã xác thực; do các quốc gia/vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, tỷ lệ tiêm chủng rộng rãi cấp; vaccine phải được Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ hoặc Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu hoặc Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang cân nhắc việc mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam để áp dụng vào thời điểm thích hợp tiến tới sớm nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Bộ Ngoại giao cũng đang khẩn trương trao đổi với khoảng 80 đối tác để đẩy nhanh việc công nhận lẫn nhau “Hộ chiếu vaccine”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116 tại Lạng Sơn vào sáng 16/4.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết sẽ bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, toàn bộ biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp, trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mục đích lớn nhất khi xây dựng hệ thống chính quyền địa phương hai cấp là chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang tích cực, chủ động phục vụ nhân dân.

Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9, sáng 16/4 tại Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116.