Ý thức nhường đường khi tham gia giao thông
“Chậm lại một phút để các cháu được về nhà an toàn” là chia sẻ của anh Toàn. Đây cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều người khi dừng xe, nhường đường cho người khác. Dù vậy, với mật độ giao thông đông đúc, cùng sự hối hả của dòng người khi lưu thông như hiện nay mà nhiều người quên đi hành động đầy nhân văn này.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ, xe đạp, xe lăn tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và cả những nơi không có vạch kẻ đường, cũng như khi chuyển hướng, quay đầu, lùi xe... Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp không nhường người đi bộ hay các phương tiện nhỏ hơn, thể hiện ý thức chưa tuân thủ luật giao thông và thiếu ý thức giao thông.
Em Viên Hoa – Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Bình thường em đi sang đường cũng sẽ có xe nhường đường và xe không nhường. Thường sẽ là ô tô nhường đường, còn xe máy ít khi họ nhường, đặc biệt là những xe vượt đèn đỏ. Em là sinh viên ở khu vực này, mỗi lần sang đường sẽ hơi khó khăn, phải chú ý làn xe nhiều hơn. Theo em việc đi bộ khó khăn như vậy là do đây là trục đường chính, rất nhiều xe đi lại, không có cầu cho người đi bộ đi qua. Đèn giao thông chỉ 20 giây không đủ để cho người đi bộ đi qua đường.”
Mặc dù luật đã quy định rõ và có mức phạt đối với các phương tiện không nhường đường cho người đi bộ qua đường, nhưng việc các phương tiện giao thông cơ giới chưa chủ động nhường đường cho người đi bộ. Mỗi lần qua đường tại những nơi không có đèn tín hiệu đối với người đi bộ như là một lần họ đánh cược mạng sống của mình. Họ phải nhìn ngang liếc dọc, vẫy tay xin đường để luồn lách qua hàng tá phương tiện đang vun vút lao đi trên đường.
Em Nguyễn Thông Đạt - Sinh viên Đại học Xây dựng tỏ ra bức xúc: “Ở đây người ta hay vượt đèn đỏ nhiều. Đợi đèn đỏ xong mới qua đường, lúc đấy còn 9 giây em bước qua đường, nhưng người ta vượt đèn đỏ vụt qua nên em bị ngã.”
Anh Vương Thành Trung – quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội cũng tỏ ra lo ngại: “Mật độ giao lưu trên đường Giải Phóng rất là đông, xe cộ đi lại vào buổi sáng thường tắc, 8,9h tắc lắm. Đèn xanh, đèn đỏ còn có mỗi phía bên kia, bên này không có. Các cháu trường Xây dựng, trường Bách Khoa mỗi khi sang đường rất là nguy hiểm. Các phương tiện đi lại còn vượt đèn đỏ, lượn lách rồi chen chúc nhau để đi, nên sang đường rất vất vả và khó. Thỉnh thoảng trong tuần xảy ra một vài vụ tai nạn.”
Bên cạnh đó, xe lớn chưa có ý thức nhường xe nhỏ, các xe đều không tuân thủ đúng luật giao thông, nên nhiều lúc xảy ra tình trạng dồn xe cục bộ vì các phương tiện tham gia giao thông không nhường nhau, ai cũng muốn nhanh, ảnh hưởng đến toàn bộ người tham gia giao thông. Do đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, điều chỉnh hành vi ứng xử, đối với người tham gia giao thông, cụ thể là nhường đường cho người đi bộ, cho trẻ em, người cao tuổi và các phương tiện nhỏ hơn, là rất cần thiết.


Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.
Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4
0