Y tế Hà Nội chuyển đổi số mạnh mẽ
Thay vì phải xếp hàng dài hàng giờ thì bây giờ chỉ mấy 6-8 giây, người bệnh có thể lấy được phiếu khám và lên thẳng nơi khám bệnh qua việc sử dụng căn cước công dân gắn chip và nhận diện khuôn mặt. Bên cạnh đó, mọi thông tin từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, điều trị, đơn giá thuốc, vật tư… sử dụng trong thời gian điều trị cũng đều được thông báo một cách chi tiết, minh bạch và rõ ràng. ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng - Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, không chỉ giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, bác sĩ và nhân viên y tế cũng được rút gọn thủ tục hành chính thông qua việc triển khai bệnh án điện tử.
Theo ThS.BS Vũ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp bệnh viện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần tạo dựng niềm tin ngày càng cao cho người bệnh.

Nếu như trước đây, bệnh nhân nặng sẽ phải chuyển tuyến trên để điều trị thì hiện nay ca bệnh nặng vẫn được giữ lại tuyến dưới thông qua việc hội chẩn từ các bác sĩ của bệnh viện Chị - theo mô hình bệnh viện Chị - Em. Từ khi được hỗ trợ toàn diện thông qua mô hình bệnh viện Chị - Em, Bệnh viện đa khoa Ba Vì đã ra đời hai đơn nguyên cấp cứu và sơ sinh đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân trong vùng. Trong đó đẩy mạnh công tác hội chẩn trực tuyến, đi buồng trực tuyến.
Hà Nội được coi là điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế Việt Nam. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay, 100% cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai hệ thống khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT điện tử (VSSID); lắp đặt các thiết bị đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để dần sử dụng thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2023, chỉ số cải cách hành chính của Sở Y tế đứng thứ 6 trong tổng số 22 sở, ngành của Thành phố.

Mục tiêu quan trọng nhất của chuyển đổi số ngành y tế là phục vụ người dân được tốt hơn, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các bệnh viện, các cơ sở y tế Hà Nội vận hành an toàn, hiệu quả và chất lượng hơn, từ đó ngày càng hướng tới sự hài lòng của người dân./.


Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".
Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.
Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
0