Ý kiến xung quanh việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu
Các chuyên gia kinh tế phân tích việc xây dựng sàn kinh doanh xăng dầu sẽ giúp đảm bảo lợi ích của cả người mua và người bán, trước mắt sẽ góp phần làm giá xăng dầu trong nước đạt mức thấp nhất so với giá thế giới. Đồng thời sẽ làm cho hoạt động mua bán xăng dầu công khai, minh bạch cả về số lượng, giá cả lẫn chất lượng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Về lâu dài, chúng ta phải nghiên cứu để thành lập một sàn giao dịch xăng dầu, từ đó các chủ thể có thể chủ động rao bán lượng xăng dầu trên thị trường. Còn đối với những bên trung gian hoặc các doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có thể đến mua trên sàn này với hình thức mua theo kỳ hạn hoặc mua trực tiếp".
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn một số hạn chế trong việc điều hành. Các chuyên gia khuyến nghị việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết bởi đây là nơi cả nhà phân phối lẫn bán lẻ có thể dễ dàng tiếp cận mặt hàng xăng dầu.

Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diện Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, việc lập sàn giao dịch xăng dầu cần phải được xem xét một cách thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, mà cụ thể là hệ thống pháp lý rõ ràng, chặt chẽ.
Xây dựng, vận hành sàn xăng dầu có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế là một bước tiến quan trọng giúp thị trường xăng dầu Việt Nam phát triển một cách bền vững và ổn định lâu dài.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0