Y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Sáng 3/12, sau gần một tháng xét xử và nghị án, TAND cấp cao tại TP.HCM đã công bố bản án phúc thẩm đối với lời thỉnh cầu xin giảm nhẹ án tử hình của bà Trương Mỹ Lan, cùng kháng cáo của 47 người khác, về các sai phạm tại SCB. Tổng hợp hình phạt bà Lan phải nhận là tử hình.

Tại tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm của Viện Kiểm sát giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, vụ án này đặc biệt lớn, bị cáo phạm nhiều tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên không có cơ sở giảm nhẹ tội “Tham ô tài sản; Đưa hối lộ", từ đó, tòa phúc thẩm tuyên giảm cho bà Lan từ 20 năm tù xuống 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; giữ nguyên án tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tổng hợp hình phạt bà Lan phải nhận là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử giữ nguyên quan điểm buộc bà Lan phải có nghĩa vụ bồi thường tổng cộng hơn 673.000 tỷ đồng - là dư nợ của các khoản vay đến thời điểm khởi tố vụ án. Tiếp tục kê biên, phong tỏa khối tài sản liên quan đến bà Lan để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Tòa cũng bác kháng cáo của bà Lan về việc xin miễn hơn 600 tỷ đồng án phí.

Toà phúc thẩm ghi nhận ông Chu Lập Cơ là doanh nhân nước ngoài đầu tiên khởi nghiệp tại Việt Nam, có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế nên giảm hai năm tù. Còn Trương Huệ Vân bị xác định đã làm theo chỉ đạo của bà Lan.

Trong phần phát biểu xem xét kháng cáo của Huệ Vân, Viện Kiểm sát ghi nhận thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ, đề nghị toà giảm cho bị cáo mức án từ 17 xuống 14 - 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Theo Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, bị cáo Vân là người gây thiệt hại thấp nhất cho SCB trong vụ án, thực hiện hành vi do tin tưởng cô ruột của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.

Với phương châm “Trao cần câu thay vì cho con cá”, đến hết năm 2024, Hà Nội đã không còn hộ nghèo; chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước một năm so với kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn 2021–2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế.

Sự ra đời của UNCLOS 1982 đã mở ra kỷ nguyên mới trong quản trị đại dương, hướng tới mục tiêu duy trì hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển và đại dương.

Công an phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm đang lẩn trốn tại phường Lạch Tray, thành phố Hải Phòng.

Hội Người cao tuổi TP. Hà Nội ngày 6/5 đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.