Xuyên ngày đêm đấu giá 19 thửa đất ở Hoài Đức
Mức trúng đấu giá cũng rất cao khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu có xảy ra tình trạng bỏ cọc, tạo sóng, đẩy giá đất?
Vào đêm 19/8 và rạng sáng 20/8, nhiều người tham gia đấu giá phải thức xuyên đêm. Phiên đấu bắt đầu từ 8h30 ngày 19/8 đến khoảng 4h30’ sáng 20/8 mới kết thúc. Nhiều người đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì mức giá bị đẩy lên quá cao.
Bà Nguyễn Ngọc Hoan (phường Phú La, quận Hà Đông) chia sẻ khi cuộc đấu giá vẫn đang tiếp tục: “Đến bây giờ là vòng thứ 6, rất nhiều lô lên tới 85 triệu đồng/m2 cho nên tôi quyết định dừng cuộc chơi ở đây, bởi vì với giá như thế với tôi là không phù hợp”.

Hơn 500 người và trên 1.500 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. Từ mức khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng, qua 10 vòng đấu đã được đẩy lên gấp nhiều lần. Cụ thể, lô cao nhất trúng với giá 133 triệu đồng/m2, gấp khoảng 18,2 lần giá khởi điểm. Người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 15,1 tỷ đồng.
1 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Hai lô đất có giá trúng thấp nhất tại phiên này là 91,3 triệu đồng mỗi m2. Mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm và gấp từ 2 đến 3 lần giá đất nền trong khu vực.

Khảo sát cho thấy mặt bằng giá bất động sản ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, cao nhất cũng ở mức 60 -70 triệu đồng/m2. Câu chuyện trả giá cao, tạo sốt ảo lại được nhắc đến.
Ông Bùi Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cho hay: “Đây là một cách thức tâng giá để bắn thông điệp cho những người xung quanh đến mua. Thực ra, những nhóm đầu cơ này đã âm thầm sở hữu, mua từ trước. Cách thức này làm hủy hoại thị trường rất ghê gớm”.
Hiện tượng trả giá cao - thổi giá nhằm đẩy giá những lô đất khác để hưởng chênh lệch rồi bỏ cọc những lô trúng giá cao chót vót không còn xa lạ. Hiện tượng này đã từng gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản.

Điểm khác của phiên đấu giá tại Hoài Đức là bỏ phiếu trực tiếp qua tối thiểu 6 vòng, chứ không phải chỉ duy nhất một vòng như tại Thanh Oai. Đây cũng là giải pháp nhằm tránh tình trạng thông thầu, bỏ giá thấp gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Huyện Hoài Đức dự kiến thu hơn 186 tỷ đồng từ phiên đấu giá này.
Trong sáng 20/8, sau khi có kết quả, các thửa đất đã được rao bán với mức chênh hàng trăm triệu đồng. Trong phiên đấu giá đất tại thôn Lòng Khúc xuyên đêm 19/8, bên cạnh những người tham gia đấu giá ở trong Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, lực lượng môi giới bất động sản tập trung khá đông để theo dõi.
Nhiều người lo ngại đây cũng là một trong những cách làm giá, bán hàng của không ít môi giới, nhà đầu tư đã ôm sẵn đất nền ở vùng ven ngoại thành Hà Nội.


Thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến sáp nhập tỉnh đã có nhiều biến động, gây nhiễu loạn thị trường do chiêu trò thổi giá kiếm lời của môi giới.
Thị trường bất động sản Việt Nam năm nay đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc đến từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và tác động của ba luật mới, tạo động lực thúc đẩy thị trường phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện giải quyết dứt điểm diện tích đất còn lại phải thu hồi, hoàn thành trước ngày 15/4/2025.
Nghị quyết 171 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp tháo gỡ vướng mắc tại các dự nhà ở thương mại.
Định mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư làm nhà ở xã hội được đề xuất tăng từ 10% lên 13% trên tổng chi phí xây dựng dự án.
Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.
0