Xung đột gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế Trung Đông
Theo một đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, ước tính nền kinh tế Palestine, bao gồm cả Bờ Tây và Dải Gaza, đã giảm 29% kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái. Tỷ lệ nghèo đói ở Gaza là hơn 50% và tiếp tục tăng.
Với Israel, tăng trưởng của nước này đã chậm lại kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát. Các khoản chi tiêu quân sự, sơ tán dân và bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại đã khiến thâm hụt ngân sách quốc gia tăng cao kỷ lục.

Số liệu do Bộ Tài chính Israel vừa công bố cho thấy, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức 7,6% GDP. Ngân hàng Trung ương Israel đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống còn 1,5% trong năm nay và 4,25% trong năm 2025, với giả định cuộc xung đột tại Dải Gaza sẽ tiếp diễn với cường độ cao và kéo dài.
Một kịch bản chiến tranh toàn diện sẽ là thảm họa đối với Li Băng - quốc gia đang sa lầy trong tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị. GDP của Li Băng có thể giảm tới 15% nếu xung đột Israel - Hezbollah leo thang trên lãnh thổ nước này.
Trong khi đó, với Iran, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo. Theo dự báo, kinh tế Iran sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 3,3% trong năm nay, so với 4,7% vào năm ngoái.


Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.
Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.
Từ 0h01 sáng nay 5/4, giờ địa phương, tức 11h01 trưa nay, giờ Việt Nam, hải quan Mỹ đã bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Những hạt cà phê được thu hoạch từ phân của loài chim Jacu - một loài chim lớn, màu đen giống như gà lôi, tại một trang trại ở Brazil, hiện là loại cà phê đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.
Các công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka, Nhật Bản đang được gấp rút hoàn thành trước lễ khai mạc diễn ra vào ngày 12/4.
0