Xuất khẩu xanh, xu thế không thể đảo ngược
50 - 60% năng lượng dùng trong nhà máy là năng lượng mặt trời áp mái; 100 gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC - chứng chỉ sản phẩm làm từ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng - đây là hai trong nhiều điều kiện giúp Công ty Cổ phần Woodsland đáp ứng tiêu chí xuất khẩu sản phẩm đi những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bài toán đầu tư xanh cũng dễ dàng. Ông Hà Đăng Chỉnh, Trưởng phòng nguyên liệu, Công ty Cổ phần Woodsland, cho hay: “Để truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu châu Âu, chúng ta hiện nay chưa có hệ thống. Thứ hai là chi phí để đầu tư vào vùng nguyên liệu, năng lượng xanh, chuyển đổi số”.
Khó khăn là như thế, nhưng cơ hội cũng đang mở rộng, khi mà các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chí xanh là doanh nghiệp có được thị trường.
Đặc biệt, từ đầu 2025, nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu đã gõ cửa các doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, gia dày. Yêu cầu tiên quyết của họ là sản phẩm phải đáp ứng tiêu chí xanh.
Trong Báo cáo "Mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh" do Ban phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện vào năm 2024, cho thấy ba khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh: nguồn vốn để thực hiện, nhân sự có chuyên môn, các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp. Để giải bài toán này, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, cho biết: “Chúng tôi sẽ tập hợp để đưa ra kiến nghị với các cơ quan, bộ, ngành và kiến nghị với Chính phủ để làm thế nào chúng ta có môi trường pháp lý về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh hơn. Ví dụ như thế nào là một doanh nghiệp xanh, làm thế nào để có ưu đãi giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách nhanh hơn”.
Lợi ích từ sản xuất xanh thì đã khá rõ, nhất là khi nó trở thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư toàn cầu. Đây vừa là áp lực, vừa là động lực để các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi xanh để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.


Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
0