Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 47,8 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 47,8 tỷ USD, giảm 3% so cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,24 tỷ USD, giảm 18,9%; xuất khẩu lâm sản đạt 13,02 tỷ USD, giảm 17%.

Riêng nhóm nông sản như lúa gạo, cà phê, rau quả và chăn nuôi có giá trị tăng, trong đó, xuất khẩu nông sản đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,1%. Trong 11 tháng năm 2023, đứng đầu về giá trị tăng trưởng xuất khẩu là ngành hàng rau quả với kim ngạch đạt 5,32 tỷ USD, tăng 74,5%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định đây là thời cơ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư sản xuất, tăng cường hội nhập, tìm kiếm đối tác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần duy trì tăng trưởng tại các thị trường châu Âu, châu Á, Nhật Bản… và mở rộng thị trường ở quốc gia khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mức thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức có hiệu lực vào trưa 9/4 giờ Việt Nam. Nhiều chuyên gia lo ngại, mức thuế 46% có thể ảnh hưởng tới làn sóng đầu tư vào Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố ấn phẩm kinh tế thường niên: “Báo cáo Triển vọng châu Á tháng 4/2025” vào sáng 9/4, duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam nhưng chính sách thuế quan của Mỹ đang đặt ra nhiều thách thức lớn.

Mô hình cấy thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải đang cho thấy những tín hiệu tích cực, hứa hẹn chuyển đổi căn bản phương thức canh tác lúa truyền thống theo hướng giá trị cao và bền vững.

Loạt thuế quan mới nhắm vào các quốc gia châu Á - nơi Apple lắp ráp sản phẩm có thể đẩy giá iPhone lên mức "siêu khủng" nếu công ty này buộc phải chuyển chi phí sang người tiêu dùng.

Thị trường chứng khoán và hàng hóa ngay lập tức có phản ứng, sau thông tin về mức thuế 104% Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ xem xét, hoãn áp dụng chính sách thuế quan mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian trao đổi, đàm phán và chuẩn bị cho chuyển tiếp trạng thái.