Xuất khẩu khởi sắc ngay những tháng đầu năm
Hiện nhiều ngành hàng đã bùng nổ đơn hàng xuất khẩu, đây là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp tin tưởng và kỳ vọng bức tranh thị trường xuất khẩu sẽ khởi sắc hơn trong bối cảnh thương mại hàng hóa toàn cầu được dự báo còn nhiều khó khăn.
Là doanh nghiệp dệt may tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu, để đạt mục tiêu của ngành cũng như của doanh nghiệp trong năm 2024, doanh nghiệp đã tập trung chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường trong nước và quốc tế. Những hợp đồng xuất khẩu đầu năm nay của đơn vị này tăng hơn cùng kỳ năm trước.
Ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: “Các đơn hàng chúng tôi đã ký được hết đến tháng 4 của năm 2024 và có một số chủng loại mặt hàng như veston thì chúng tôi đã có đến quý 3 của năm 2024. So với đầu xuân năm ngoái Quý Mão thì có lẽ đây là thời điểm tích cực hơn về sản lượng đặt hàng từ các nhà nhập khẩu ở các cái thị trường truyền thống như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.”

Trong bối cảnh khó khăn về nhiều mặt, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ đô la Mỹ năm 2024 với những nỗ lực từ cải thiện quản lý đến điều hành cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm nay ước đạt gần 60 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục Trưởng cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương: “Có một số mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản đã đạt mức đột phá kỷ lục, mặt hàng gạo cũng đạt mức tăng lớn nhất từ trước tới nay, rồi sản phẩm trái cây và cụ thể là trái sầu riêng. Sự tăng trưởng đột biến này cho chúng ta thấy tiềm năng xuất khẩu vẫn có.”
Hiện một số nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang đối mặt với khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng và tiêu dùng toàn cầu chưa cho thấy sự phục hồi rõ nét. Những nguyên nhân này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho đà tăng trưởng xuất khẩu và ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu chung của cả nước năm 2024. Vì vậy, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và hướng tới "sản xuất xanh" của chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0