Xử lý nghiêm cà phê đường tàu để đảm bảo an toàn
Thời gian qua, những quán “cà phê đường tàu” ở Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại cho người dân sinh sống ở hai bên hành lang đường tàu, loại hình kinh doanh này còn đi liền với mối nguy hiểm lớn về việc mất an toàn đường sắt luôn rình rập, đe dọa người dân và du khách.

7h30 sáng 29/6, lực lượng liên ngành cùng chính quyền phường Khâm Thiên đã thực hiện việc dọn dẹp, di chuyển cây cối, bục, gạch kê, vật liệu trong phạm vi bảo vệ an toàn hành lang đường sắt tại khu vực Cà phê đường tàu, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa.
Trước đó, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Khâm Thiên đã ký cam kết với các hộ kinh doanh không tái phạm, vi phạm kinh doanh trong khu vực hành lang an toàn được sắt, hình thành ý thức chấp hành quy định đảm bảo trật tự đô thị, không hình thành điểm nóng về an toàn giao thông đường sắt, tránh được những tai nạn giao thông từ kinh doanh cà phê đường tàu.
Bà Nguyễn Quỳnh Nga, phó chủ tịch UBND phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội cho biết: "Việc triển khai các kế hoạch theo Ban chỉ dạo 197, kế hoạch 53 của phường về giải quyết TTĐT".

Sau gần 2 giờ thực hiện, Tổ công tác của đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 4 phối hợp với Công an phường, Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an quận Đống Đa, cán bộ cục CSGT, ngành đường sắt, chính quyền địa phương đã hoàn thành việc giải tỏa lấn chiếm, trả lại mặt bằng phong quang cho hành lang đường sắt. Kiên quyết xóa bỏ các điểm bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trả lại nguyên trạng hành lang đường sắt.
Có thể thấy, việc cấm các hoạt động kinh doanh tại phố “cà phê đường tàu” đã cho thấy quyết tâm lớn của UBND TP. Hà Nội trong việc bảo đảm an ninh, an toàn đường sắt, bảo đảm an toàn cho người dân và du khách. Tuy nhiên, chủ trương này chỉ thực sự có được hiệu quả khi có sự vào cuộc, chung tay của các cấp, các ngành, các lực lượng.

Để tránh tình trạng tái vi phạm ngành Đường sắt cần phát huy vai trò trong việc quản lý bảo vệ hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường sắt theo đúng quy định.
Về lâu dài, các cơ quan chức năng nên nghiên cứu phương án di chuyển tuyến đường sắt ra khỏi nội đô, hoặc giải tỏa khu vực dân sinh sống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt.


Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.
0