Xu hướng đón Tết của giới trẻ hiện nay ra sao?

Sống trong thời đại 4.0, Tết Nguyên đán của người trẻ không thể thiếu smartphone và mạng xã hội. Những cành mai, đào tươi thắm, không khí dọn nhà tấp nập hay các hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, xem pháo hoa, đi chùa đầu năm… đều được các bạn trẻ hào hứng chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Tết Nguyên đán là dịp được nghỉ lễ dài nhất trong năm, cũng là thời điểm được đoàn tụ với gia đình sau một năm. Mỗi khi Tết đến, Xuân về ta lại nghe đâu đó tiếng than "Tết xưa vui hơn" cùng những hoài niệm về cái Tết xưa cũ đầy kỷ niệm. Tuy nhiên, giới trẻ hiện đại đã làm mới ít nhiều cách đón Tết cổ truyền.

Quẳng gánh lo công việc cùng bài vở căng thẳng, tạm gác lại những deadline chực chờ mỗi tuần. Tết là khoảng thời gian người trẻ được thỏa sức vui chơi sau một năm dài bận rộn. Với cá tính năng động, không ngừng tiếp cận những xu hướng mới nhất, giới trẻ Việt luôn sẵn sàng "bùng nổ" để tạo nên những mùa Tết đặc biệt và đáng nhớ.

Những thiếu nữ xúng xính áo dài với nhiều màu sắc rực rỡ tạo dáng chụp hình

Đi theo xu hướng của xã hội, giới trẻ cập nhật những điểm mới lạ nhất để làm mới cho Tết cổ truyền. Đó vẫn là áo dài truyền thống nhưng được biến hóa theo xu hướng hiện đại. Truyền thống vẫn được giữ gìn và tiếp thu, nhưng dưới lăng kính trẻ hiện đại và tinh lược đi các yếu tố không cần thiết. Vô vàn những bức ảnh "sống ảo", được chụp và đưa lên mạng xã hội suốt dịp đầu năm mới.

Nhiều bạn trẻ xúng xính áo dài chụp ảnh Tết. Ảnh: Minh Tâm.

Nở rộ trong khoảng vài năm gần đây, "concept" Tết tại các studio, phim trường đã giúp những bạn trẻ cập nhật xu thế, thỏa sức chọn lựa để lưu giữ những khoảnh khắc thiêng liêng những ngày năm mới cận kề. Năm nay, cùng với sự nở rộ của phong trào chụp ảnh cổ phục, trang phục truyền thống, những chiếc áo dài, áo tấc đã được hồi sinh mạnh mẽ trên phông nền mang đậm dấu ấn thuần Việt.

Các góc chụp cổ kính truyền thống kết hợp với áo dài cách tân. Ảnh: Minh Tâm.

Bạn Minh Tâm (19 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Vì là du học sinh xa nhà nên khi được về Việt Nam, em cũng muốn lưu giữ kỷ niệm bằng một bộ ảnh áo dài. Tuy nhiên, em cũng muốn có chút điểm nhấn mới mẻ trong bộ ảnh của mình ví dụ như áo dài em chọn sẽ không phải áo dài truyền thống mà sẽ là áo dài cách tân."

Lên kế hoạch cho những kì nghỉ dài

Nhiều bạn trẻ và gia đình Việt hiện đại không còn đặt nặng tư tưởng "ở nhà ăn Tết", mà sẵn sàng xách vali lên và đi, "Tết thức dậy ở một nơi xa" để tạo nên những trải nghiệm đầu năm đầy thư thái, mới mẻ.

Vũ Thái Dương (22 tuổi, Hải Hậu, Nam Định), là người yêu thích di chuyển, săn tìm những bức ảnh đẹp, nên dịp Tết đến cũng là lúc bộ nhớ máy ảnh của Dương tràn ngập tác phẩm từ ba miền đất nước.

"Tết thức dậy ở một nơi xa" đang là xu hướng của các bạn trẻ. Ảnh: Thái Dương.

Dương chia sẻ: “Là tuýp người yêu thích đi đây đi đó, hơn nữa cũng là nhiếp ảnh gia nên Tết đến là dịp săn ảnh đối với mình. Mình nghĩ rằng về với gia đình vẫn là cái gì đó rất thiêng liêng ngày Tết trước khi dành thời gian cho các hoạt động khác. Bố mẹ mình suy nghĩ rất thoáng, không gò ép ngày Tết phải là những ngày sum họp cùng gia đình. Vì mình còn trẻ nên bố mẹ cũng không phản đối việc trải nghiệm những vùng đất mới. Mình nghĩ rằng việc đi du lịch vào những ngày Tết cũng góp thêm kiến thức vào cuốn “bách khoa toàn thư” của chúng ta. Những chuyến đi giúp ta có cơ hội giao lưu, học hỏi nền văn hóa giữa các nước”.

Ngày nay, nhiều người trẻ dường như đã “cởi trói” cho văn hóa đón tết truyền thống. Dường như Tết chỉ dành cho sự hưởng thụ, nghỉ ngơi và tận dụng thời gian để khám phá du lịch.

Không chỉ riêng giới trẻ, nhiều gia đình ở Hà Nội cũng chọn đi du lịch vào dịp Tết. Theo chị Ngọc Lan (51 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) 5 năm gần đây gia đình chị chủ yếu đón Tết ở những điểm đến du lịch. Chị Lan cho biết trước đây đón Tết ở nhà chị cảm thấy áp lực và mệt mỏi khi phải lo đủ thứ từ sắm Tết đến nấu cỗ, rửa bát. Theo thời gian chị dần sợ Tết.

“Cả một năm làm việc mệt mỏi nên chỉ mong đến Tết để được nghỉ ngơi. Tuy nhiên tôi chỉ quanh quẩn ở nhà cơm, nước cỗ bàn. Thấy gia đình một vài người bạn cũng thường đi du lịch xuyên Tết để giải tỏa áp lực, tôi đã áp dụng và vẫn duy trì thói quen này trong suốt những năm qua", chị Lan chia sẻ.

Không chỉ riêng giới trẻ, nhiều gia đình ở Hà Nội cũng chọn đi du lịch vào dịp Tết. Ảnh: Ngọc Lan.

Chị Lan cho hay năm nay, gia đình 4 thành viên của chị đã có kế hoạch đón Tết ở Hội An. Chị đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch dịp Tết bằng việc đặt vé máy bay và khách sạn ngay từ tháng 11. Chị cho biết sau khi hoàn tất việc sắm sửa lễ Tết ở cả hai bên nội ngoại, sáng mùng 3 Tết cả gia đình sẽ lên máy bay để đón Tết ở nơi xa.

Có thể thấy, ngày nay, thế hệ trẻ có thể đón Tết nhiều cách khác nhau như đi chụp bộ ảnh Tết tại studio được trang trí lộng lẫy. Nhiều người lại chọn đón Tết “online” với người thân, bạn bè, hạn chế ra ngoài. Một số gia đình đón Tết ở địa điểm du lịch, hoặc dùng ngày Tết để thư giãn, nghỉ ngơi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.