Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm
Những người thợ, nghệ nhân đang gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để tạo ra những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, đa dạng mẫu mã phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Cha truyền con nối, gia đình anh em ông Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Thành, ở xóm đạo Phú Bình, Quận 11, TP.HCM, đã hơn 50 năm làm lồng đèn truyền thống.

Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm.
Theo ông Bình, năm nay lượng đơn hàng tăng vọt so với mọi năm, gia đình ông cung cấp ra thị trường hơn 10.000 chiếc, vì thế mà cả gia đình và thợ đều tất bật từ sáng đến đêm để kịp đơn hàng.
Ông Nguyễn Trọng Bình chia sẻ: ''Mình tăng số lượng người thêm, thời gian mình chuẩn bị sớm hơn. Mọi năm giữa tháng 4, tháng 5 mới bắt đầu dán, vẽ, năm nay đầu tháng 3 đã vẽ rồi''.

Năm nay, khách hàng trở lại với những chiếc lồng đèn truyền thống, số lượng đơn hàng tăng vọt mang đến niềm vui cho những người thợ yêu nghề. Sản phẩm của xóm lồng đèn này hiện cung cấp cho thị trường TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Những chiếc đèn cá chép, bươm bướm, thỏ ngọc, ông sao, tàu bay, 12 con giáp… với đường nét hoa văn sắc xảo đã gắn liền với bao thế hệ người Việt. Mùa trung thu, những chiếc đèn giấy kiếng đỏ truyền thống lại nhộn nhịp xuống phố cùng những em nhỏ phá cỗ đêm trăng rằm, cùng gợi nhớ những ký ức tuổi thơ vui vẻ của bao thế hệ.
Bên cạnh đó, những người thợ cũng sáng tạo ra những chiếc lồng đèn cỡ đại, kiểu dáng mới để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xóm lồng đèn Phú Bình hiện chỉ còn khoảng gần 30 hộ làm nghề. Những người thợ vẫn miệt mài giữ nghề truyền thống để cứ đến dịp trung thu, xóm lồng đèn lại trở nên tất bật, nhộn nhịp.


Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
0