Xôi Phú Thượng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm xôi truyền thống tại làng Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Từ lâu, xôi Phú Thượng đã trở thành đặc sản ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong và ngoài nước.

Chiều 17/2, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh "Nghề làm xôi Phú Thượng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2019, làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu xôi Phú Thượng. Xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của Hà Nội.

Quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh "Nghề làm xôi Phú Thượng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện Phú Thượng có khoảng 600 hộ nấu xôi. Người dân trong làng đã tạo dựng thương hiệu và đưa xôi đến bán tại nhiều chợ truyền thống, các cửa hàng ở Hà Nội và phục vụ cho các lễ, tiệc trên khắp các tỉnh, thành phố.

Làng nghề xôi Phú Thượng nằm ở phía Tây của Hà Nội. Nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống với rất nhiều chủng loại phong phú. Xôi Phú Thượng thơm ngon nức tiếng là một trong những đặc sản của Thủ đô. Mỗi loại xôi được chế biến bằng bàn tay khéo léo của người dân Phú Thượng với kỹ thuật riêng về ngâm gạo, trộn nguyên liệu, điều chỉnh lửa khi nấu... đã tạo nên món xôi ngon, dẻo, thơm mà ai ăn một lần đều nhớ mãi.

Xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP của Hà Nội

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, với quá trình lao động cần cù, sáng tạo, đến nay, người dân làng Gạ (nay là phường Phú Thượng) đã tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề làm xôi truyền thống. Nghề làm xôi Phú Thượng cũng đã đi vào câu ca của người xưa: “Làng Gạ có gốc cây đề/Có sông tắm mát, có nghề nấu xôi”.

Lễ hội truyền thống của làng Phú Gia, Phú Thượng, diễn ra trong 3 ngày 8, 9, 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Nhân dịp này, nhân dân địa phương làm lễ cơm mới, dâng cúng lên Thành hoàng làng những sản phẩm xôi do mình thành tâm làm ra nhằm bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho dân làng một mùa màng bội thu.

Lễ hội xôi tại đình Phú Gia trong dịp Lễ hội làng vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch

Từ năm 2017, cộng đồng nhân dân và chính quyền địa phương đã đồng thuận tổ chức Lễ hội xôi tại đình Phú Gia trong dịp Lễ hội làng vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ công ơn của thần Khai Nguyên, đồng thời là dịp để những người dân Phú Thượng lập nghiệp nơi xa trở về, cùng tôn vinh nghề truyền thống.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, Lễ hội truyền thống  Xôi Phú Thượng lần thứ VII (năm 2024) và lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dịp để tôn vinh di sản; ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền phường Phú Thượng, các phòng, ngành liên quan của quận và cộng đồng nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống xôi Phú Thượng; đồng thời thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân...

Để định vị giá trị, bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống với tư cách là một di sản văn hóa, trong thời gian qua, với sự đồng hành, hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cục Di sản văn hóa phi vật thể (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)..., quận Tây Hồ đã hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh “Nghề Xôi Phú Thượng” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.