Xin chữ mong một năm mới bình an

Xin chữ đầu năm là truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc. Trong ngày này, hình ảnh những ông đồ với áo the, khăn xếp di chuyển ngọn bút lông trên nền giấy đỏ đã trở thành hình ảnh in đậm trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nét đẹp ấy đang dần trở lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Từ xưa, tục xin chữ đầu năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân Việt. Bút nghiên, giấy điệp, những nét chữ thanh tao và đầy ý nghĩa của một truyền thống đẹp đẽ của người Việt còn chứa đựng những lời chúc may mắn, tài lộc, và bình an. 

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu chữ Hán Nôm, nên mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình chị Quản Thị Vân An đều đến Văn Miếu để xin chữ cầu mong một năm mới may mắn. Chị Vân An chia sẻ: “Bố mình thường nói rằng, cuộc đời mỗi người chỉ cần hai chữ ‘may mắn’ và đến bây giờ mình vẫn yêu hai chữ đó. Đầu xuân năm nay, mình đến để xin thầy chữ ‘may mắn’ này”.

Người dân quan niệm xin chữ đầu năm vừa thể hiện sự ngưỡng mộ với những người có nét chữ tài ba, vừa gửi gắm ước mong trong từng con chữ, hàm chứa ý nghĩa răn dạy con cháu về sự học, mong cầu một năm mới bình an, may mắn. 

Thầy thư pháp Nguyễn Văn Tư cho biết: “Bất kỳ một ai, từ trẻ nhỏ đến người già đều mong muốn sang năm có nhiều điều tốt đẹp hơn. Người già thích bình an, sức khỏe; thanh niên lại thích may mắn về sự nghiệp, công danh; người buôn bán thì mong phát tài, phát lộc… Mỗi một năm mới sẽ lại có sự vận chuyển của trời đất, từ đó con người cũng muốn có một điều gì đó mới”.

Ngày xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm sẽ góp phần duy trì dòng chảy đẹp đẽ đó cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hoá như dân tộc Việt Nam. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.