Xin chữ đầu xuân của người Hà Nội
Ngày mùng 5 Tết (2/2), Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan. Du xuân trong dịp đầu xuân năm mới, mỗi người đều lựa chọn một chữ với tâm nguyện cầu mong công việc thuận lợi, đỗ đạt như ý.
Hồ Văn, nằm trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, từ lâu là nơi tập trung các ông đồ cho chữ, nên người ta thường gọi là “phố ông đồ”. Bên cạnh những bức tường cổ kính, các “ông đồ” - hay còn gọi là những thư pháp gia, trong trang phục khăn xếp, áo dài đang nhập tâm vào từng nét chữ trên nền giấy dó.
Ông Bùi Chính Hưng là một thầy đồ đã hơn 10 năm gắn bó và theo đuổi nghệ thuật chữ Quốc ngữ. Với ông, mỗi con chữ đều chứa đựng tình yêu nghề, sự say mê và tính cầu toàn cao.
"Thư pháp Quốc ngữ mới hình thành khoảng chục năm nay, theo kiểu tự phát. Những người yêu chữ dùng bút lông để viết. Mỗi người viết chữ thư pháp Quốc ngữ đều phải mày mò, tìm tòi, tất nhiên vẫn có sự truyền nghề từ những người thầy của mình. Nhưng nó vẫn đang trong sự phát triển, nên mỗi người sẽ tự lồng cá tính của mình, khả năng của mình để trình bày con chữ theo cách đẹp nhất!", ông Bùi Chính Hưng cho biết.
Theo năm tháng, nghệ thuật thư pháp dần phát triển. Người yêu thích và theo đuổi thú chơi này ngày càng nhiều. Chính vì thế, hàng năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám đều tổ chức Hội chữ Xuân - vừa để các ông đồ thể hiện tài năng, vừa để người dân đến xin chữ, có cơ hội được hiểu và trải nghiệm về nghệ thuật thư pháp.
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chia sẻ: "Trước hết là tuyển chọn những người viết chữ cho hội chữ xuân. Sau đó là nêu ra những chủ đề của hội chữ, rồi đến công tác chuẩn bị tại khu vực hồ Văn. Rất may là năm nay, chúng tôi đã hoàn thiện được mặt bằng và khung cảnh hồ Văn trở nên khang trang, sạch sẽ để tổ chức hội chữ Xuân một cách chu đáo nhất. Đặc biệt là chúng tôi đã tu sửa lại cơ sở hạ tầng để bố trí các gian lều cũng như là tổ chức các hoạt động phụ trợ phục vụ bà con du xuân tốt nhất".


UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
0