Xem xét sửa đổi Luật Điện lực với 6 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) vào chiều ngày 21/10 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Điện lực hiện hành.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua bốn lần vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024). Sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được. Do đó cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện. Theo đó, Dự thảo Luật do Chính phủ trình đã bám sát vào 6 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện. Bỏ bốn điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực); gộp bốn điều vào các điều khác (chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: TTXVN

Bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hơp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, đặc biệt quy định về phát triển điện gió ngoài khơi), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần...

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, đứng trước yêu cầu thể hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn nhằm khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004 để xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhân dân đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sớm hoàn thiện và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sớm nhất có thể để triển khai trong thực tiễn. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này theo quy trình một kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét gồm 9 Chương, 130 Điều.

Thay mặt cơ quan của Quốc hội báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát Dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua. Cùng với đó nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một số ý kiến thống nhất với Tờ trình số 520/TTr-CP của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng trong bối cảnh hiện nay cùng với kiến nghị của Chính phủ thông qua Dự án Luật này theo quy trình một kỳ họp, chưa nên sửa đổi toàn diện Luật Điện lực mà chỉ nên tập trung vào những vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, làm cơ sở thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những ngày này, đã có rất đông đồng bào và du khách hành hương về Đền Hùng - quê cha đất Tổ để tưởng nhớ, tri ân công đức những vị vua "đã có công dựng nước".

Ô tô khách chở hơn 40 người bị lật ngang trên Quốc lộ 1A sau pha va chạm với xe máy khiến 3 người bị thương, hàng chục hành khách hoảng loạn.

Công an tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam T.Th.T.N (Sinh 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) về hành vi giết người.

Huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội hiện có hai làng nghề truyền thống với hơn 500 hộ vừa sản xuất, vừa kinh doanh, buôn bán sản phẩm, do đó, vấn đề đảm bảo an toàn PCCC luôn được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.