Xe buýt bị chiếm mất điểm dừng đón, trả khách

Tại khu vực nội thành Hà Nội có gần 1.200 điểm dừng, nhà chờ xe buýt. Nhưng ở nhiều nơi, hành khách phải xuống xe giữa đường.

Trên phố Hai Bà Trưng, các điểm trông giữ phương tiện chiếm dụng luôn cả không gian dành cho xe buýt.

Nhiều người phải ra đường đứng chờ xe. Xe buýt vào điểm đón trả khách không được, phải dừng ở giữa đường.

Các điểm trông giữ phương tiện chiếm dụng luôn cả không gian dành cho xe buýt.

Em Nguyễn Thị Tâm, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, cho biết: "Mỗi lần đi xe buýt đều thấy lo lắng khi lên xuống xe giữa đường. Không chỉ ô tô chiếm mà một số điểm còn bị xe rác chiếm, gây mùi hôi khó chịu".

Nhiều điểm dừng, nhà chờ xe buýt đang bị chiếm dụng, nhất là tại khu vực nội thành, từ các tuyến đường Tràng Thi, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng đến Minh Khai, Bạch Mai, khu đại học Bách Khoa, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hoàng…

Nhiều điểm dừng, nhà chờ xe buýt đang bị chiếm dụng, nhất là tại khu vực nội thành.

Điểm dừng, chờ xe buýt bị chiếm dụng khiến lái xe buýt phải đón trả khách giữa đường. Dù là bất khả kháng, nhưng họ vẫn có thể bị trừ điểm khi để hành khách phải xuống xe ở giữa đường.

Anh Dương Văn Thắng, lái xe tuyến 02, xí nghiệp xe buýt nhanh BRT Hà Nội, cho biết: "Việc dừng xe giữa đường đón trả khách gây nguy hiểm cho cả khách và người đi đường nên đây là việc không mong muốn. Đề nghị chính quyền các địa bàn xử lý mạnh tay với các vi phạm đỗ xe vào điểm dừng, nhà chờ xe buýt".

Xe buýt phải đón khách dưới lòng đường gây nguy hiểm cho khách

Hệ thống vận tải hành khách công cộng vì thế trở nên kém hấp dẫn, dù chính quyền đã dành nguồn lực đầu tư và coi đây là giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Đối tượng cầm đầu vụ "thổi giá đất" lên tới 30 tỷ đồng/1m2 tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vừa bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 36 tháng tù giam. 5 bị cáo khác cũng nhận mức án từ 30 tháng tù đến 16 tháng nhưng cho hưởng án treo.

Cựu Tổng Giám đốc VEAM (giai đoạn 2000-2011) Nguyễn Thanh Giang vừa bị tòa tuyên phạt thêm mức án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.

36 tháng tù là án phạt nặng nhất cho bị cáo Phạm Ngọc Tuấn - đối tượng cầm đầu trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.