Xây dựng tuyến du lịch làng nghề phía Nam Hà Nội

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Tour du lịch này là một phần của tuyến "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội", dự kiến triển khai tại các huyện Thanh Trì, Thường Tín, và Phú Xuyên trong năm 2024.

Phúc Am nổi tiếng với nghề làm vàng mã và đồ lễ phục vụ văn hóa tâm linh, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2016. Làng sơn mài Hạ Thái, với lịch sử hơn 200 năm, nổi bật nhờ quy trình thủ công tỉ mỉ và sơn từ thiên nhiên, tạo ra sản phẩm bền đẹp. Năm 2020, Hạ Thái được công nhận là điểm du lịch làng nghề, nhưng du khách vẫn đến tự phát, chưa có tour bài bản.

Anh Tạ Anh Dũng (làng sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: "Trước đây, khách đến làng nghề khá nhỏ lẻ và thưa thớt, ngoài ra các đoàn có thể đông người nhưng đến bất chợt nên việc tiếp đón không được chu đáo. Nếu có sự hẹn trước của các tour du lịch thì tốt hơn, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng hơn".

Mặc dù đã được thành phố công nhận một số điểm du lịch nhưng việc thu hút du khách gặp nhiều khó khăn do chưa có tour đặc trưng. Lâu nay các công ty du lịch inbound (đón khách quốc tế) vẫn loay hoay tìm kiếm các chương trình city tour hấp dẫn. Việc đưa các làng nghề mang tính nghệ thuật cao ở Thường Tín vào lịch trình với vị trí địa lý không quá xa trung tâm Hà Nội để quảng bá, phát triển tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho hay: "Với giá trị về mặt mỹ thuật và giá trị tinh hoa của làng nghề tại đây, cộng với kết nối các điểm du lịch gắn với lộ trình tuyến, chúng tôi hy vọng đây sẽ là sản phẩm tập trung với thị trường khách quốc tế vào thời gian tới".

Chương trình du lịch "Nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái" tại huyện Thường Tín giới thiệu nét độc đáo của văn hóa tâm linh và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Điểm nhấn là các sản phẩm sơn mài, kết tinh từ sự sáng tạo và tay nghề tinh xảo của nghệ nhân. Chương trình hứa hẹn tạo ấn tượng sâu sắc, thu hút du khách đến với làng nghề Thường Tín và góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.