Xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn
Nghị quyết ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới khi mà thể chế, pháp luật phải trở thành lợi thế cạnh tranh quốc gia, là nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngay sau khi Nghị quyết số 66 được Bộ Chính trị ban hành, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đã được thành lập do đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết.
Để thể chế hóa các quyết sách của Nghị quyết số 66, Quốc hội đã nhanh chóng thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế tài chính, nguồn nhân lực và chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu trung hạn và dài hạn cụ thể cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật, hướng đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước đến mốc thời gian thực hiện hai mục tiêu chiến lược 100 năm mà Đảng ta đã đề ra là năm 2030 và năm 2045.
Để thực hiện các mục tiêu này, Nghị quyết số 66 xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện. Trong đó, một điểm nhấn quan trọng là đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật. Pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước, ưu tiên bảo đảm quyền con người và quyền công dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc thực hiện Nghị quyết số 66 đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đổi mới trong tư duy và hành động của mỗi cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nền pháp lý tiên tiến, hiện đại, minh bạch, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.


Nhiệt độ buổi sáng đầu tuần đang ở mức là 25 độ. Mưa vẫn xuất hiện rải rác ở một số khu vực trong Thủ đô nhưng lượng mưa đã giảm đáng kể. Trời duy trì nhiều mây, nhiệt độ từ 25-28 độ.
Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đề xuất xây dựng dài khoảng 125 km, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, kỳ vọng tạo đột phá hạ tầng, kết nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu nối liền quận Tây Hồ với quận Long Biên và huyện Đông Anh, có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Hà Nội đang từng bước xây dựng một hệ sinh thái thực phẩm an toàn, minh bạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Công an TP. Hà Nội cảnh báo người dân cần thận trọng mỗi khi giao dịch, chỉ nên thực hiện mua, bán vàng bạc qua các kênh chính thống, đã được kiểm chứng.
Báo Lao động Thủ đô phối hợp Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội hôm qua (17/5) đã tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động”.
0