Xây dựng cơ chế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa
Điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, kiến trúc, thiết kế, xuất bản, thời trang, phát thanh, truyền hình, phần mềm, các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ là những thành tố chính của công nghiệp văn hóa. Đa dạng các ngành nghề nhưng một số lĩnh vực vẫn chưa có khung pháp lý, cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt các chính sách thuế, tài chính, nguồn lực cho phát triển vẫn còn hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Về hợp tác công tư, khi chúng tôi xây dựng Luật hợp tác đầu tư PPP thì mong muốn đưa văn hóa vào lĩnh vực hợp tác công tư. Tuy nhiên, bất cập không thể đưa được vào Luật là nguồn thu ngược trở lại cho nhà đầu tư không đáp ứng được."

Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm văn hóa chất lượng, thu hút sự quan tâm của du khách và công chúng. Đặc biệt, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045” với các mục tiêu được xác định cụ thể cho từng giai đoạn và xác định các lĩnh vực có lợi thế của Thủ đô để tập trung triển khai. Thành phố cũng đề xuất một số giải pháp để triển khai thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh: "Thành phố kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng và có cơ chế thực thi hiệu quả Quy hoạch cấp quốc gia cho Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ban hành và triển khai hướng dẫn thực hiện “Khung tiêu chí, chỉ số đánh giá các ngành công nghiệp văn hóa” tới các ngành, địa phương; Sửa đổi, bổ sung những chính sách cho phù hợp với thực tiễn, như vấn đề hợp tác công - tư trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản".

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng miền, địa phương; tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng của hoạt động du lịch văn hóa; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp văn hóa; tham gia sáng tạo sản phẩm văn hóa và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Cần phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh kết nối, hợp tác cùng phát triển; đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ; xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói không với tiêu cực, đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc".
Lần đầu tiên được tổ chức nhưng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, những khó khăn sẽ dần được tháo gỡ để các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển xứng tầm./.


Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được khởi công vào ngày 19/12 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.
Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất bố trí thêm 49 trạm xe đạp công cộng của tập đoàn Trí Nam. Vì sao đơn vị này vẫn mở rộng khai thác xe đạp công cộng dù báo lỗ?
Trước đề xuất của Công ty VinSpeed muốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Nhiều lái xe đã chủ động đến đăng kiểm từ sớm, ngay cả khi trung tâm đăng kiểm chưa mở cửa nhằm tránh tình trạng ùn tắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12.
Hơn 10 triệu lượt khách đã qua các cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng gần 4% so với tháng 4.
0