Xanh hoá sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc từng bước xanh hoá trong sản xuất đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt dần của các nguồn tài nguyên.

Những giải pháp như sử dụng toàn bộ bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào sản xuất, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm để giảm tiêu thụ điện… đã được doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử Ferroli Asean áp dụng để từng bước "xanh hóa" hoạt động của mình.

Bà Đặng Thị Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ferroli Asean, cho biết: “Tập đoàn chúng tôi đã bắt đầu triển khai áp dụng sản xuất xanh. Việc triển khai này sẽ được áp dụng trên toàn cầu, bắt đầu từ các nước châu Âu, sau đó sẽ triển khai sang các nước châu Á. Từng bước chuyển đổi sản xuất xanh, đây là bước rất quan trọng”.

Xanh hóa là lợi thế cạnh tranh đơn hàng của doanh nghiệp. 

Theo các chuyên gia, có đến 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm bền vững. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Liên minh châu Âu đang triển khai các quy định và tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu vào khu vực này. Do đó, xanh hóa không chỉ là một lựa chọn mà còn là lợi thế cạnh tranh đơn hàng của doanh nghiệp.

Ông Stefano Capelli - Giám đốc Chất lượng và Phát triển bền vững - Tập đoàn Ferroli, chia sẻ: "Có rất nhiều lợi ích khi áp dụng chiến lược ESG trong công ty. Đầu tiên, xét từ góc độ kinh tế, việc sản xuất xanh sẽ tăng tính bền vững và sức cạnh tranh cho sản phẩm, từ đó cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Thứ hai là giúp giảm tác động lên môi trường. Cuối cùng, giúp việc quản trị công ty, quản lý nội bộ cùng với nhà cung cấp và chuỗi cung ứng giảm giấy tờ và quy trình phức tạp".

Việc từng bước xanh hoá trong sản xuất đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương mới đây đã đề ra mục tiêu về phát triển thương mại xanh giai đoạn đến năm 2025 là thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại, nhằm đạt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất.

Đồng thời, 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn tiết kiệm năng lượng và các nhãn sinh thái khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.