Xanh hóa ngành xây dựng cho phát triển bền vững

Trong nỗ lực thay đổi theo hướng “xanh hóa”, ngày càng nhiều công trình xanh được xây dựng; nhiều dự án, công trình đã sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp được sử dụng để sản xuất vật liệu không nung mỗi năm. 1.000 ha đất nông nghiệp được tiết kiệm, hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải được giải quyết. Đây đều là những điểm tích cực khi phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh.

Theo thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng, tác động không nhỏ đối với môi trường, đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi.

Trước những nguy cơ, Chính phủ đã kịp thời hành động với việc ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Bộ Xây dựng đưa ra chương trình phát triển vật liệu xây không nung mới, giai đoạn 2021-2030. Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã tổ chức Tuần lễ công trình xanh 2024, giới thiệu về các vật liệu mới, giúp nhiều người hiểu hơn về lĩnh vực đặc thù này.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần loại bỏ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiêu tốn nhiều tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhất là các vật liệu mà trong quá trình sản xuất có lượng phát thải tác động đến môi trường lớn như ximăng, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch/đá ốp lát vôi công nghiệp.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư, cải tạo dây chuyền, thiết bị hiện có cho phù hợp với việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng xanh là khá lớn, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối chi phí tài chính để đầu tư. Trong khi đó, khuôn khổ pháp luật hiện hành chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, nên chưa khuyến khích nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.