'Xanh hoá' các làng nghề tại Hà Nội
Cả nước hiện có gần 2.000 làng nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu, việc ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng là giải pháp quan trọng giúp “xanh hóa” và phát triển bền vững các làng nghề của Hà Nội.
Trước đây, mỗi ngày làng nghề gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn... Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề Bát Tràng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ nung gốm từ lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại, góp phần tăng lợi nhuận.
Tại Hà Nội, các làng nghề đã và đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động, tổng doanh thu của các làng nghề lên tới 22-25.000 tỷ đồng/năm. Rõ ràng, vai trò của kinh tế làng nghề đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế là không nhỏ. Hiệu quả từ việc sử dụng nhiên liệu thay thế cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển bền vững làng nghề đã được minh chứng. Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi cũng còn nhiều rào cản đối với các cơ sở, như điều kiện mặt bằng sản xuất, trình độ kỹ thuật, nguồn vốn.
Việc kết hợp xử lý vi phạm qua camera an ninh đã phần nào tạo tính răn đe, thay đổi nhận thức đối với người tham gia giao thông tại Hà Nội.
Bộ Xây dựng đã gửi văn bản kiến nghị Chính phủ phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến Nội Bài - Lào Cai từ hai lên bốn làn xe hoàn chỉnh, với tổng mức đầu tư gần 7.700 tỷ đồng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đã triển khai các hình thức hỗ trợ bà con nông dân các huyện đồng loạt ra quân diệt chuột bảo vệ lúa xuân năm 2025.
Theo Nghị quyết về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án để trình Quốc hội, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7 quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho một số trường hợp.
Việt Nam đặt mục tiêu đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
0