WHO lựa chọn Việt Nam chuyển giao công nghệ vaccine mRNA
Tại buổi làm việc vào chiều 30/11 giữa Bộ Y tế và Bộ KH-CN, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, các y bác sĩ trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong chẩn đoán, điều trị, sản xuất vaccine, thuốc, dược liệu.

Trong chẩn đoán và điều trị, về cơ bản đã tiếp thu, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới trong nhiều chuyên khoa, được ghi nhận qua các giải thưởng lớn trong nước, như các cụm công trình đoạt giải thưởng HCM; nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước bảo đảm cung ứng cho chương trình tiêm chủng mở rộng với 11/12 loại vaccine.
Việt Nam đã tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền; đạt được một số kết quả ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm.
Thông tin về tiếp cận công nghệ mới, GS - TS Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất và sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong các quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chuyển giao công nghệ mRNA sản xuất vaccine. Và Polyvac là đầu mối tiếp nhận công nghệ này. Trong tuần tới, đoàn chuyên gia của WHO sẽ đến Việt Nam, làm việc tại Polyvac để trao đổi về các vấn đề liên quan.
Việt Nam là nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vắc xin trong nhiều thập kỷ qua. Hệ thống quản lý chất lượng vắc xin quốc gia (NRA) của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận.

Công nghệ mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch Covid-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.
Việc ngành y tế làm chủ công nghệ vaccine góp phần đảm bảo an ninh vaccine, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong các đại dịch. Bộ KH-CN và Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong phê duyệt, triển khai, ứng dụng các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế; đề xuất, tháo gỡ một số vướng mắc về quy trình thủ tục phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học, từ đó giúp các nhà khoa học, các y bác sĩ thêm động lực tham gia các nghiên cứu, ứng dụng các thành quả nghiên cứu y khoa./.
(Tổng hợp)


Hiện nay, vắc-xin rota được cấp miễn phí cho trẻ em tại 32 tỉnh miền núi, khó khăn, sẽ bổ sung thêm 9 tỉnh trong năm nay và bao phủ toàn bộ các tỉnh còn lại trong năm 2026.
Với phương châm sống “Học, học nữa, học mãi”, thời gian dường như là không đủ cho bác sĩ trẻ Nguyễn Hương Trà - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, làm việc và nghiên cứu các đề tài khoa học, nhằm ứng dụng tối ưu trong công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Ngày 27/2, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đã trao tặng Giấy khen cho Bệnh viện Đa khoa An Việt vì những đóng góp xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2020 - 2024.
Ngày 27/2, lãnh đạo Bộ Y tế đã trao danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú cho các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Bệnh viện Nhi Hà Nội khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tháng 10/2024. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Thành phố được thiết kế không gian điều trị rộng, thoáng, tiện ích, trang thiết bị máy móc hiện đại.
Bệnh viện, nơi người ta thường nói về những cuộc chiến sinh tử, có những người không khoác áo blouse trắng, không cầm dao mổ, không ra y lệnh, thế nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi nếu thiếu họ thì hệ thống y tế sẽ như thế nào?
0