WHO hy vọng Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp
Trong bối cảnh sắp tròn 3 năm kể từ đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, WHO cho biết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn tồn tại nhưng sẽ cần được quản lý cùng với các bệnh về đường hô hấp khác.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca tử vong do COVID-19 hằng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức quá cao.
Tổng Giám đốc WHO cũng bày tỏ hy vọng trong 2023, cơ quan y tế này của Liên hợp quốc sẽ có thể thông báo kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do COVID-19.
Ủy ban Khẩn cấp về dịch COVID-19 thuộc WHO dự kiến sẽ thảo luận về các tiêu chí để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp tại cuộc họp của ủy ban vào tháng 1/2023.


254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
0