WHO cảnh báo 'thảm họa thứ hai' tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo những người may mắn sống sót sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể sẽ phải đối mặt với “thảm họa thứ hai”, khi họ phải chống chọi với điều kiện thiếu thốn về y tế, điện, nước, nhu yếu phẩm.

Theo Cơ quan ứng phó thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 32.000 người từ các tổ chức trong nước đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Ngoài ra, cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Ngay lập tức, gần 8.300 nhân viên cứu hộ, ứng phó thảm họa và y tế từ các quốc gia trên thế giới đã được điều động đến các tỉnh Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để giúp khắc phục hậu quả của động đất. 

Tuy nhiên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà chức trách cho biết những con đường đã nứt toác, cảng tàu bị phá hủy, sân bay không thể hoạt động đã cản trở nỗ lực tiếp cận của đội cứu hộ . 

Trong khi đó, ở Syria tình hình lại càng khó khăn hơn, do các tuyến đường dọc biên giới đã bị phá hủy, và vùng động đất còn nằm trong vùng xung đột giữa quân đội chính phủ Syria và các nhóm đối lập. Cuộc sống của hàng triệu người ở các khu vực này vốn đã rất khó khăn do tác động của nghèo đói và dịch tả trước khi động đất xuất hiện. Giờ đây, họ còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nặng nề hơn do mất nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ trong điều kiện thời tiết lạnh giá. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.

Ông Robert Holden, Giám đốc ứng phó động đất của WHO cho biết: "Nhiều người sống sót đang phải sống ngoài trời trong những điều kiện ngày càng khủng khiếp và tồi tệ. Hoạt động cung cấp nước, nhiên liệu, điện, thông tin liên lạc, những thứ thiết yếu cho cuộc sống đã bị gián đoạn. Chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa thứ hai đó là dịch bệnh, có thể ảnh hưởng tới nhiều người hơn cả thảm họa ban đầu".

Chính quyền Syria đã đồng ý mở 2 cửa khẩu biên giới là Bab Al-Salam và Al Ra'ee từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Tây Bắc Syria để tạo điều kiện cho viện trợ. Liên hợp quốc cho biết sẽ giúp chuyển hàng viện trợ từ các khu vực do chính phủ kiểm soát đến khu vực do phiến quân kiểm soát . Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho rằng, hiện nay công tác tìm kiếm cứu nạn sắp kết thúc, công tác cứu trợ nhân đạo cho người dân vùng động đất thì có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.