Wagner bị đưa vào danh sách tổ chức khủng bố

Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman cho biết nước này sẽ đặt tập đoàn lính đánh thuê Wagner ra ngoài vòng pháp luật, coi đó là một “tổ chức khủng bố”, ngang hàng với IS và Al-Qaeda.

Theo Daily Mail , Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman ngày 5/9 cho biết nước này sẽ liệt tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner vào danh sách tổ chức khủng bố.

Anh đã quyết định xem tập đoàn Wagner là tổ chức “bị đặt ra ngoài vòng pháp luật” theo luật chống khủng bố, đặt nhóm này ngang hàng với 2 tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al-Qaeda.

Tập đoàn lính đánh thuê Wagner

Đạo luật Khủng bố năm 2000 của Anh quy định Bộ trưởng Nội vụ nước này có quyền đặt ra ngoài vòng pháp luật một tổ chức nếu tin rằng tổ chức đó có liên quan đến khủng bố. Quyết định nói trên coi việc hỗ trợ một tổ chức như vậy là hành vi phạm tội.

Dự thảo nghị định do người đứng đầu Bộ Nội vụ đưa ra sẽ được trình Quốc hội Anh trong ngày 6/9 (giờ địa phương). Theo dự thảo, việc ủng hộ và chấp thuận công khai các hoạt động của Wagner cũng sẽ là một hành vi phạm tội. Hình phạt cao nhất cho tội danh này là 14 năm tù.

Trong một số trường hợp nhất định, việc đeo biểu tượng của một nhóm khủng bố hoặc trưng bày biểu tượng đó ở Anh có thể bị phạt lên tới 5.000 bảng Anh (6.300 USD) hoặc tối đa 6 tháng tù. Bất kỳ tài sản nào được coi là của Wagner có thể bị tịch thu nếu được tìm thấy ở Anh.

Hồi tháng 7, Anh thông báo trừng phạt 13 cá nhân và doanh nghiệp mà nước này cho rằng có liên hệ với Wagner ở châu Phi. Danh sách này bao gồm Ivan Aleksandrovitch Maslov – lãnh đạo của Wagner ở Mali; Vitalii Viktorovitch Perfilev – lãnh đạo Wagner ở Cộng hoà Trung Phi; và Konstantin Aleksandrovitch Pikalov – người phụ trách hoạt động của lực lượng ở những nước đó.

Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Nga hồi tháng trước, cũng bị Anh đưa vào danh sách trừng phạt cùng nhiều chỉ huy của lực lượng này tham gia chiến dịch ở Ukraine.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.