Vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ được cải tạo ra sao? | Hà Nội tin mỗi chiều

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ trầm mặc, những hàng cây xanh rợp bóng, mà còn nhớ đến những không gian công cộng mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử, trong số đó có vườn hoa Lý Thái Tổ. Vậy dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa này có điều gì đặc biệt?

Vườn hoa Lý Thái Tổ không chỉ là một công viên đơn thuần, mà còn là biểu tượng của Hà Nội, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, gắn kết cộng đồng và thu hút du khách. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp, không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân về một không gian xanh hiện đại, tiện ích hơn. Vì vậy, việc cải tạo và chỉnh trang là điều tất yếu, không chỉ để nâng cấp cảnh quan mà còn để duy trì giá trị lịch sử, văn hóa của nơi đây.

UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thực hiện các chương trình, kế hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố và quận, dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, với mục tiêu bảo tồn di sản, đồng thời nâng cấp hạ tầng để phục vụ người dân tốt hơn. Điều này cho thấy, dự án hướng đến việc gìn giữ và phát triển một cách hài hòa trong sự thay đổi chung của diện mạo cho khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận.

Một số ý kiến lo ngại rằng, cải tạo có thể làm mất đi sự nguyên bản của vườn hoa. Nhưng có thể thấy, sau nhiều năm, hiện trạng của khu vực này đã đến lúc cần thay đổi. Chẳng hạn như đường dạo đã xuống cấp, thảm cỏ không còn xanh tốt, nhiều cây già cỗi, thậm chí sâu bệnh. Nếu không cải tạo, liệu vườn hoa có thể tiếp tục là điểm nhấn xứng tầm với vị trí trung tâm của Hà Nội? Câu trả lời rõ ràng là không.

Thông tin mới nhất từ quận Hoàn Kiếm cho hay, dự án cải tạo vườn hoa được thiết kế theo hướng vừa bảo tồn vừa phát triển. Không gian sẽ được sắp xếp lại thành ba khu vực chính: khu vực Khánh tiết giáp phố Đinh Tiên Hoàng, khu vực nhà Bát giác và khu vực vườn hoa phía sau giáp phố Ngô Quyền.

Trong đó, khu vực Khánh tiết, nơi đặt tượng đài Vua Lý Thái Tổ sẽ được giữ nguyên về bố cục nhưng nâng cấp mặt sân và mở rộng một phần không gian, tạo sự kết nối với trục cảnh quan chính của hồ Hoàn Kiếm.

Hạng mục Km0 - một điểm nhấn quan trọng sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Khu vực nhà Bát giác sẽ được cải tạo hệ thống cây xanh, thảm cỏ để tăng khả năng kết nối, tạo điểm nhấn mềm mại giữa không gian đô thị và thiên nhiên. Khu vực phía sau Tượng đài Vua Lý Thái Tổ sẽ được cải tạo theo hướng thân thiện hơn với người dân và du khách. Đáng chú ý, một hệ thống phun nước âm sàn sẽ được bổ sung để phục vụ các sự kiện văn hóa, đồng thời giúp điều hòa vi khí hậu cho khu vực.

Về hệ thống cây xanh, quận Hoàn Kiếm cho hay: cây xanh trong vườn hoa Lý Thái Tổ được trồng đa dạng qua nhiều thời kỳ với tổng số 100 cây (20 loại) như: sưa, vàng anh, thàn mát, bằng lăng, giáng hương, lộc vừng, hoàng yến, muồng, đa, đề, lát, xoài, phượng, si, sanh, sữa, lan, chay, sếu, dầu nước...

Được thực hiện theo nguyên tắc: những cây có giá trị, cây trồng lâu năm, cây cổ thụ sẽ không tác động, chỉ thay thế, dịch chuyển các cây nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh. Phương án UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất dịch chuyển, đánh chuyển 25 cây (trong đó sẽ dịch chuyển trong nội bộ vườn hoa 16 cây, thay thế 9 cây sâu bệnh). Trồng thay thế, bổ sung 30 cây bằng các chủng loại phù hợp với khí hậu Hà Nội. Khi hoàn thành tổng số cây bóng mát trên vườn hoa Lý Thái Tổ là 114 cây (tăng 14 cây so với trước cải tạo).

Thực tế, việc cải tạo các không gian công cộng không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là một phần trong chiến lược phát triển đô thị hiện đại. Nhiều thành phố lớn trên thế giới như Paris, London, Singapore đã làm rất tốt công tác chỉnh trang không gian xanh, tạo ra những khu vực sinh hoạt công cộng chất lượng cao, vừa giữ gìn di sản, vừa nâng tầm chất lượng sống. Hà Nội, với định hướng phát triển bền vững, không thể đứng ngoài xu hướng này. Nếu không nâng cấp, chỉnh trang, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tạo dựng một không gian công cộng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như du khách.

Cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ là một bước tiến để nâng cao chất lượng không gian, phù hợp với nhu cầu và thách thức của một đô thị đang phát triển. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào tháng 4/2025 và hoàn thành vào tháng 10/2025. Với cách tiếp cận hợp lý, có sự tham vấn cộng đồng và chú trọng đến bảo tồn giá trị lịch sử, vườn hoa Lý Thái Tổ sau cải tạo hứa hẹn sẽ trở thành một không gian công cộng hiện đại hơn, thân thiện hơn mà vẫn giữ được hồn cốt của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: mũi tên trúng nhiều đích; Hà Nội sẽ có kịch bản cụ thể để đạt mốc tăng trưởng 8% trở lên; Hà Nội phân bổ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; Cuba, Nga tiếp tục thắt chặt quan hệ song phương;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Bế mạc hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 7; Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến thi tốt nghiệp THPT; Hà Nội tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi; Bốn binh sĩ Mỹ mất tích trong tập trận ở Lithuania;… là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 11h30 hôm nay.

Sáng nay, khu vực Hà Nội có sương mù và mưa phùn, nền nhiệt thấp nhất là 20-22 độ. Trưa và chiều trời giảm mây, nhiệt độ theo đó cũng tăng lên mức cao nhất là 31, 32 độ, độ ẩm duy trì trong khoảng 55-65%.

Dù Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chậm nhất ngày 31/12/2024 phải thực hiện phân loại rác thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên đến nay, nhiều người dân và những công nhân thu gom rác vẫn chưa nắm rõ quy định này. Đây là chủ đề được chương trình bàn luận cùng TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Cả nước hưởng ứng phong trào "Bình dân học vụ số"; Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ "xiên bẩn"; Tổng thống Mỹ nêu điều kiện giảm thuế với Trung Quốc... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ xăng khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt song lãnh đạo Bộ Tài chính lo lắng "bỏ sẽ không khuyến khích dùng tiết kiệm".