Vừa ra tù lại lừa đảo chạy án

Vừa mới ra tù, Triệu Tống Giang (Lạc Thủy, Hòa Bình) không những không hối cải mà còn bước lại vào con đường tội lỗi khi dùng thủ đoạn lừa chạy án để chiếm đoạt 243,5 triệu đồng.

Liên tục trong thời gian qua, công an các tỉnh thành đã gửi đi những thông tin cảnh báo người dân cần cảnh giác với thủ đoạn các đối tượng liên hệ với gia đình của người đang bị khởi tố bị can, bắt tạm giam trong vụ án, để yêu cầu người nhà chuyển tiền chạy án rồi chiếm đoạt. Đây không phải là chiêu trò mới, tuy nhiên, vì cả tin cũng như muốn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người thân mà không ít người đã sập bẫy lừa đảo.

Vào khoảng tháng 5/2024, chị Kim Thị Nhung (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) quen biết với một đối tượng qua mạng xã hội, người này hứa sẽ chạy giúp con trai chị Nhung giảm án từ 39 tháng tù xuống còn 9 tháng tù. Qua trao đổi, người này yêu cầu gia đình chị cung cấp 100 triệu đồng để nhờ lo chạy giảm án cho con trai chị.

Từ ngày 31/5 đến 16/6/2024, chị Nhung đã chuyển đầy đủ cho đối tượng 100 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, lấy nhiều lý do khác nhau, đối tượng tiếp tục yêu cầu gia đình chị  Nhung chuyển tiền thêm nhiều lần nữa để lo cho con trai ở trong trại tạm giam. Tổng số tiền chị Nhung đã chuyển cho đối tượng là 243,5 triệu đồng.

Sau quá trình điều tra, truy xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phúc Thọ đã bắt giữ đối tượng Triệu Tống Giang, sinh năm 1998, trú tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo lời khai ban đầu, do sau khi ra tù Giang chưa đi làm CCCD nên không mở được tài khoản ngân hàng, đối tượng đã sử dụng tài khoản ngân hàng của bạn gái để giao dịch trong những lần lừa đảo. Những lần chị Nhung chuyển tiền đến tài khoản này, đối tượng đã sử dụng để tiêu xài hết. Tại cơ quan điều tra, Triệu Tống Giang đã thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình.

Đáng báo động là hiện tượng lừa "chạy án" thời gian qua đang xuất hiện khá phổ biến và ở nhiều địa phương. Việc thân nhân của những người bị vướng vào lao lý thường lo sợ là điều dễ hiểu, nắm được điểm yếu này, các đối tượng lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý của nạn nhân là mong muốn cứu được người thân nên sẵn sàng chi tiền để "giải cứu" hoặc tìm cách đạt được kết quả có lợi. Điều này khiến họ dễ dàng sập bẫy mà quên mất rằng các vấn đề pháp lý được giải quyết dựa trên quy định pháp luật, người tiến hành tố tụng cũng không thể đổi trắng thay đen. Ngoài ra, người vào hoạt động "chạy án" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ.

Với hành vi này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phúc Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Triệu Tống Giang về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 3 điều 174 Bộ luật Hình sự. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các gia đình nâng cao tinh thần cảnh giác với các loại tội phạm lừa đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Nội vụ cho biết, năm 2024, toàn quốc xảy ra hơn 8.200 vụ tai nạn lao động, gây thiệt hại hơn 43.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Các chế tài xử phạt cho hành vi lừa dối khách hàng đã có nhưng dường như chưa đủ sức răn đe, nên ngày càng có nhiều vụ việc lừa dối khách hàng, trong đó có cả những người nổi tiếng, sẵn sàng đánh đổi cả hình ảnh, thương hiệu của mình vì lợi nhuận.

Hàng loạt các dự án giao thông vừa được Bộ Xây dựng ấn định thời gian khởi công, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của cả nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.

Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên đèo Bảo Lộc vào ngày 8/4.