Vọng tiếng ca trù ngày xuân
Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê - hậu duệ đời thứ 7 của Giáo phường ca trù Thái Hàm thông qua những hoạt động ý nghĩa, ông và các thành viên trong giáo phường vẫn đang từng ngày “giữ lửa” và lưu truyền môn nghệ thuật này đến các thế hệ trẻ ngày nay.
Để thực hiện được điều đó, nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê và phường cao Thái Hà thường tổ chức những buổi chia sẻ cho mọi người. Tại buổi nói chuyện, những biến thiên thăng trầm và nét đặc sắc của ca trù đều được ông tái hiện lại từ những gì còn lưu giữ trong ký ức của mình.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê chia sẻ: "Dòng tộc Thái Hà là một dòng tộc có chiều dày lịch sử rất dài. Gần hai trăm năm từ thời cụ tổ Nguyễn Đức Ý, bố tôi mời các cô các dì chú bác trong dòng tộc ca trù này đến để hát để gieo cho các con xem có bạn nào có năng khiếu thì tiếp nhận môn nghệ thuật này. Mình phải học đủ các thể loại kể cả hát, đàn, phách thậm chí là trống mình phải biết. Khi biết được 4 cái đấy thì mình sẽ tập hợp được tất cả những cái hay cái đẹp trong đấy để mình giữ gìn di sản làm sao có được bản sắc, ra được cái cốt cách của nó."
Với nhiều bạn trẻ, đây là dịp hiếm hoi để biết đầy đủ gốc tích của môn nghệ thuật truyền thống này.

Không chỉ vậy nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê còn mở lớp học ca trù ngay tại nhà dành cho những ai muốn theo học. Ông luôn tâm niệm, việc bảo tồn ca trù bằng hình thức truyền dạy là một hình thức bền lâu.
Không có tài liệu sách vở hoặc băng đĩa nào bằng chính con người lưu giữ và truyền dạy. Chỉ có thế mới truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp của môn nghệ thuật này. Nhờ sự tâm huyết, uốn nắn và chỉ bảo nên tới nay, có không ít học trò của ông đã đạt được giải cao trong các cuộc thi liên hoan nghệ thuật ca trù.
Em Hoàng Thái Phương - Giải Nhất Liên Hoan Ca Trù Hà Nội Năm 2016 bày tỏ: "Thầy rất tỉ mỉ về cách hát, nếu câu này hát sai vẫn chưa đúng ý thầy sẽ dạy đến khi nào mình hát đúng thì thôi. Thầy còn dạy ý nghĩa văn chương trong từng câu hát thì mình thấy quá là tuyệt vời, thành sức hút cho mình và mình càng thêm yêu."

Một mùa xuân mới lại đến, tiếng tùng, tếnh trầm đục, những lời ca trong trẻo hồng hồng, tuyết tuyết vang lên là niềm tự hào của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Khuê.
Đây không chỉ là cách tri ân tổ nghề mà ông còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của mảnh đất Thăng Long xưa. Mặc cho thời cuộc xoay vần, NSƯT Nguyễn Văn Khuê vẫn một lòng gìn giữ tiếng ca trù vọng mãi những mùa xuân.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.
0