Vòng quay luẩn quẩn: Khó mua khó bán nhà ở xã hội
Từ đầu tháng 4, sau nhiều lần được Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo, hiện nay mới có 23 dự án đủ điều kiện để vay gói 120 nghìn tỷ. Nhưng 23 dự án đó chỉ có nhu cầu vay vốn là 13.300 tỷ đồng, một con số quá thấp.
Nhìn ngược lại cả hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 trước đó hiện đang giải ngân rất thấp, tương ứng với 1% và hơn 34%. Điều cần lưu ý là đối tượng và thời gian của ba gói tín dụng này đều kết thúc vào cuối năm 2023.
Vấn đề đặt ra: Hai gói tín dụng trước còn chưa hấp thụ hết thì liệu gói 120 nghìn tỷ đồng có khả thi không, khi mà các điều kiện cho vay còn ngặt nghèo hơn? Lẽ ra đây sẽ là gói tín dụng hết sức được mong chờ, nhưng thực tế lại không như mong muốn. Nguyên nhân chính vì lãi suất vẫn ở mức quá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Đã thế thời gian cho vay chỉ có 5 năm.
"Thu nhập của người dân Việt Nam nói chung so với giá bất động sản nó thấp hơn 20 lần. Thế thì người thuộc diện nhà ở xã hội thì còn thấp hơn rất là nhiều. Chính vì thế, rất nhiều nước trên thế giới cho mua trả góp 20-30 năm chứ không thể nào có chuyện như Việt Nam trong vòng 5 năm yêu cầu trả được.
Đây là việc chúng ta mới chỉ giải quyết được nhu cầu bức xúc cho những người ưu tú trong đối tượng thu nhập thấp thôi, chứ thực ra nói về lâu về dài, với thu nhập thực tế của người lao động TNT không thể có tiền mua được nổi”, ông Nguyễn Chí Thanh – PCT Hiệp hội BĐS Việt Nam lý giải.
Ở nhiều quốc gia, nhà ở xã hội là lĩnh vực được hỗ trợ rất lớn từ Chính Phủ, các Quỹ tiết kiệm nhà ở bắt buộc hoặc chính từ đóng góp hàng tháng của người lao động tích lũy lại.
Chiếu theo đó, với tình hình thiếu hụt nhà ở xã hội cấp bách như Việt Nam, lúc này cần sớm đề xuất bổ sung thêm các nguồn cho vay ưu đãi, với mức lãi suất có thể hạ thấp hơn nữa, chứ không thể trông chờ hay thúc ép các ngân hàng thương mại.
"Tôi cho rằng nếu chúng ta quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng trong bối cảnh chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì rất khó để chúng ta kỳ vọng, bưởi dòng vốn trong nền kinh tế chỉ có giới hạn. Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều rủi ro lạm phát cao nếu như chúng ta bơm tiền ra trong giai đoạn lạm phát tiềm ẩn", ông Đỗ Bảo Ngọc – Chuyên gia kinh tế cho biết.
Trrong khi chưa thể trông chờ nguồn cấp vốn vay ưu đãi nào khác, thì hiện câu hỏi lớn nhất khi triển khai gói 120 nghìn tỷ là làm thế nào để cải cách được các điều kiện cho vay vốn, bởi hiện quá ngặt nghèo.
Chủ đầu tư vay để xây nhà đã khó. Người mua cũng bị ràng buộc rất nhiều điều kiện để được cho vay, thế nên ngay cả các dự án đã hình thành quỹ nhà ở xã hội dồi dào để bán, thì người ký hợp đồng mua nhà cũng rất nhỏ giọt.
Cái vòng luẩn quẩn: Bên có nhà không bán được – bên cần nhà không vay mua được - dự án đình trệ khiến các chủ đầu tư chùn chân trong phát triển dự án mới - đang là một thực tế không có lời giải.


TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.
Nhiều du khách thích thuê căn hộ thay vì khách sạn khi đến TP.HCM nhưng từ nay, Quyết định số 26 đã cấm hình thức lưu trú ngắn ngày tại chung cư.
Nguồn cung căn hộ được mở bán trong năm nay được dự báo là dồi dào hơn năm ngoái, song giá cả còn đắt nên nhiều người phải tính đến phương án thuê nhà.
19 hộ dân ở chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, được bốc thăm căn hộ tái định cư, dự kiến nhận nhà vào quý IV/2027.
Giá thuê nhà ở xã hội tại các chung cư cao tầng ở Hải Phòng sẽ dao động từ 32.000 đồng/m² đến 121.900 đồng/m², theo công bố mới đây của Sở Xây dựng Hải Phòng.
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được cho biết, Quỹ nhà giá rẻ của Thành phố sẽ mở rộng ra thanh niên, công nhân… phục vụ nhóm thu nhập trung bình, không giới hạn như nhà ở xã hội.
0